Tại sao áp lực âm đạo khi mang thai là hoàn toàn bình thường?

23-02-2022 07:06 | Sức khỏe sinh sản

SKĐS - Khi thai nhi dần lớn, phát triển trong bụng mẹ, lượng máu tăng lên thì trọng lực, áp lực âm đạo và vùng chậu của thai phụ là những hiện tượng phổ biến.

Không chỉ đến ba tháng cuối thai kỳ, những đau đớn và cảm giác nặng nề lên âm đạovùng chậu mới xảy ra mà một số thai phụ trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai cũng cho biết áp lực âm đạo và vùng chậu cũng xảy ra với họ.

Lý do chính xác cho áp lực âm đạo hoặc vùng chậu theo các bác sĩ sản khoa  là điều rất bình thường.

1. Nguyên nhân của áp lực âm đạo và vùng chậu

Hiểu chính xác điều gì gây ra cảm giác khó chịu ở vùng chậu hoặc vùng âm đạo của thai phụ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhưng nếu đang gặp áp lực trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, thì khả năng thai nhi đang lớn là nguyên nhân chính.

Khi thai nhi trong bụng dần lớn lên và trở nên nặng hơn, sẽ gây áp lực ngày càng lớn lên các cơ ở sàn chậu. Những cơ này hỗ trợ cho tử cung, ruột non, bàng quang và trực tràng. Khi quá trình mang thai của thai phụ tiến triển, thai nhi ngày càng ôm sát vào các cơ quan, hông và xương chậu của thai phụ hơn.

Nguyên nhân khác có thể gây ra áp lực vùng chậu trong những tháng cuối của thai kỳ là hormone relaxin. Nó giúp nới lỏng dây chằng khi thai phụ tiến gần đến thời kỳ sinh nở, nhưng hormone relaxin này cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp xương chậu của thai phụ. Một số thai phụ bị đau gần xương mu và cảm giác chân run.

2. Điều gì bị ảnh hưởng?

Tại sao áp lực âm đạo khi mang thai là hoàn toàn bình thường? - Ảnh 2.

Áp lực lên âm đạo càng nặng khi thai nhi tụt xuống, di chuyển sâu hơn vào vùng xương chậu của thai phụ để chuẩn bị cho việc ra đời.

Các khớp, cơ và xương của thai phụ sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình mang thai. Áp lực gia tăng mà thai phụ đang cảm thấy sẽ không mất đi cho đến khi sinh em bé. Trên thực tế, có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn khi thai nhi tụt xuống - đó là khi chúng di chuyển sâu hơn vào vùng xương chậu của thai phụ để chuẩn bị cho việc ra đời.

Thai phụ có thể nhận thấy rằng những cảm giác áp lực và đau nhẹ này xảy ra khi vận động. Đó là do chuyển động lên xuống của việc đi bộ, leo cầu thang hoặc thậm chí vượt qua những đoạn đường va chạm trong ô tô khiến bé của bạn bị ảnh hưởng.

3. Đau trong thời kỳ đầu mang thai

Nếu thai phụ đang gặp phải áp lực âm đạo hoặc vùng chậu trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc đầu tháng thứ hai, hoàn toàn không phải do thai nhi. Lý do là trong những tuần đầu của thai kỳ, thai nhi còn quá nhỏ. Có rất nhiều điều khác đang xảy ra có thể là nguyên nhân.

Cảm giác chuột rút: Trong những tuần đầu của thai kỳ có thể là do tử cung của thai phụ đang mở rộng. Để ý các dấu hiệu chảy máu âm đạo nếu thai phụ cảm thấy đau như chuột rút và cần đến bệnh viện chuyên khoa nếu thai phụ bắt đầu ra máu. Chuột rút là một triệu chứng phổ biến khi sảy thai.

Táo bón cũng có thể gây ra cảm giác áp lực: Khi hormone thai kỳ tăng cao và lượng sắt tăng cao (nhờ vitamin trước khi sinh đó) tàn phá đường tiêu hóa của thai phụ, thai phụ có thể muốn giảm đau khi thấy cảm giác khó chịu vùng chậu. Nếu đúng như vậy, thai phụ cần uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ. Thai phụ cần đi khám để được bác sĩ tư vấn về thực phẩm và uống thuốc làm mềm phân an toàn cho thai kỳ.

4. Cách giảm áp lực

Tại sao áp lực âm đạo khi mang thai là hoàn toàn bình thường? - Ảnh 4.

Các bài tập kegel cho phụ nữ mang thai cũng giúp giảm áp lực âm đạo và cùng chậu.

Để giảm áp lực vùng xương chậu và âm đạo, thai phụ hãy thử nằm nghiêng sang một bên và tập trung vào hơi thở và cũng có thể thử những ý tưởng sau:

  • Thực hiện một vài bài tập cho xương chậu, chẳng hạn như nghiêng và cuộn xương chậu.
  • Hãy thử thư giãn trong bồn tắm nhẹ nhàng với nước ấm. Bạn cũng có thể đứng dưới vòi hoa sen và hướng nước vào lưng.
  • Sử dụng đai nâng bụng, đây là thiết kế để nâng đỡ bụng của bạn và giúp nhẹ nhàng cho hông, xương chậu và lưng dưới của thai phụ. Tránh chuyển động đột ngột nếu có thể. Cố gắng không vặn ở thắt lưng. Thay vào đó, hãy thực hiện việc xoay chuyển toàn bộ cơ thể.
  • Có thể massage với chuyên gia trị liệu được cấp phép chuyên điều trị cho phụ nữ mang thai.
  • Cố gắng ngồi xuống càng nhiều càng tốt, nâng cao chân nếu có thể.
  • Nếu thai phụ đã tập thể dục thường xuyên trước khi mang thai, hãy tìm bài tập phù hợp với thai kỳ.

5. Phân biệt cơn đau âm đạo khi mang thai với các cơn đau khác

Tại sao áp lực âm đạo khi mang thai là hoàn toàn bình thường? - Ảnh 5.

Thai phụ nên đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra.

Mặc dù áp lực ở vùng âm đạo hoặc vùng chậu là một chuyện, nhưng cơn đau hoàn toàn lại là chuyện khác. Áp lực ở khu vực này có thể cảm thấy tương tự như cơn đau mà thai phụ gặp phải khi bị đau bụng kinh. Thai phụ cũng có thể thấy đau nhức ở lưng dưới.

Đau ở vùng xương chậu khó có thể nhầm với áp lực. Khi bị đau ở khu vực này, cơn đau thường đến mức thai phụ sẽ gặp khó khăn khi đi lại hoặc thậm chí nói chuyện. Trong trường hợp đó, thai phụ nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Các lý do khác để thai phụ cần gọi cho bác sĩ hoặc đi khám ngay lập tức như: Đau vùng chậu dữ dội đến mức không thể đi bộ hoặc nói chuyện, nhức đầu dữ dội, chóng mặt, đột ngột sưng bàn tay, mặt, bàn chân. Đến bệnh viện nếu thai phụ đang bị đau âm đạo hoặc vùng chậu cùng với các triệu chứng khác, bao gồm sốt, ớn lạnh hoặc chảy máu âm đạo.

Có những nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến đau vùng chậu khi mang thai. Chúng có thể bao gồm sảy thai, mang thai ngoài tử cung hoặc chuyển dạ sinh non. Các tình trạng nguy hiểm khác như tiền sản giật hoặc nhau bong non cũng có thể gây đau vùng chậu.

Rối loạn chức năng sàn chậu ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?Rối loạn chức năng sàn chậu ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

SKĐS - Rối loạn chức năng sàn chậu xảy ra ở cả nam và nữ giới nhưng chủ yếu là ở nữ giới. Rối loạn chức năng sàn chậu là không có khả năng kiểm soát các cơ ở sàn chậu.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cảnh báo trẻ mắc COVID-19 tuyệt đối không được uống những loại thuốc nào?


Bác sĩ Tuấn Anh
Ý kiến của bạn