Tái phát ung thư vú và triệu chứng cảnh báo

15-10-2022 14:13 | Ung thư

SKĐS - Ung thư vú là bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng phân chia mạnh, xâm lấn xung quanh và di căn xa.

Bệnh có thể tái phát là khi ung thư quay trở lại sau điều trị ban đầu và có thể tái phát bất kỳ thời điểm nào ung thư vú tại chỗ, tại vùng, có thể di căn các tạng: hạch, xương, gan, phổi, não... Và trên thực tế, khi ung thư tái phát di căn thì việc điều trị căn bệnh này sẽ trở nên khó khăn hơn.

Ung thư vú có thể tái phát trở lại sau điều trị ?

Cả bác sĩ và  bệnh nhân đều mong muốn việc điều trị loại bỏ nhiều nhất tế bào ung thư sẽ giúp người bệnh kéo dài sự sống. Nhưng trên thực tế trong quá trình điều trị một số ít tế bào có thể sống sót, không bị phát hiện, nhân rộng, trở thành bệnh ung thư vú thường xuyên.

Sau khi điều trị ban đầu tùy từng trường hợp mà có thể  vài tháng hoặc vài năm sẽ tái phát ung thư vú. Các bệnh ung thư có thể trở lại nơi khối u ban đầu, được gọi là tái phát tại chỗ, hoặc nó có thể lây lan sang các khu vực cơ quan  khác, điển hình là xương gan, phổi.

Tái phát di căn bệnh ung thư vú và triệu chứng cảnh báo - Ảnh 1.

Các triệu chứng của ung thư vú thường xuyên thay đổi tùy thuộc vào nơi ung thư trở lại.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư vú tái phát

Các triệu chứng của ung thư vú thường xuyên thay đổi tùy thuộc vào nơi ung thư trở lại. bệnh có thể hiển thị như là một khối u trong vú, dày của vết sẹo phẫu thuật hoặc vào thành ngực gần nơi ung thư gốc.

Cũng có thể khối u được phát hiện trên chụp hình vú, nơi đã loại bỏ một khối u (lumpectomy), hoặc hiển thị ở một nơi khác trong cơ thể như xương, gan hoặc phổi.

Với biểu hiện tái phát tại chỗ: Các biểu hiện ở người bệnh thường nhận thấy là có khối u cục cứng tại vùng vú đã phẫu thuật. Vùng da trên vú co rút hay phù nề, viêm đỏ và xuất hiện một hay nhiều khối u không đau sờ rắn dưới da. Người bệnh có thể thấy tiết dịch, rỉ nước hoặc sẹo mổ không liền.

Đối với khối u di căn: Người bệnh sờ thấy hạch vùng cổ, vùng trên xương đòn, cứng, ít di động. Cũng có thể sờ thấy hạch vùng nách cùng bên hay đối bên, đầy bụng, khó tiêu. Những biểu hiện khác có thể thấy là đau tức bụng, đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác....

Trên thực tế lâm sàng cho thấy ung thư vú ngày càng trẻ hóa và thường có nguy cơ tái phát, di căn sẽ gặp với những trường hợp: Di căn nhiều hạch, khối u lớn, không xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn hay khi có u lớn, di căn hạch.

Người bệnh ung thư vú khi nào cần gặp bác sĩ?

Trên thực tế sau khi đã điều trị ung thư người bệnh thường được các bác sĩ khuyến cáo tái khám định kỳ. Thời gian tái khám định kỳ này tùy thuộc vào từng người bệnh cụ thể. Việc tái khám giúp bác sĩ theo dõi, kiểm tra tình trạng bệnh và phát hiện sớm dấu hiệu tái phát ung thư. Thông thường người bệnh điều trị ung thư vú được khuyến cáo tái khám 3 tháng/lần trong 2 năm đầu và 6 tháng/lần trong 03 năm tiếp theo để phát hiện và kịp thời điều trị.

Tuy nhiên, có thể do những vấn đề cá nhân có những trường hợp trễ hẹn tái khám hoặc có những chủ quan nhất định nên việc tái phát không được phát hiện. Vì vậy, với người bệnh thấy có những biểu hiện bất thường, thay đổi như đau mới, thay đổi hoặc cục u mới ở vú hoặc vết sẹo phẫu thuật, giảm cân và khó thở…. cần nhập viện để được các bác sĩ thăm khám.

Ở người bệnh ung thư vú tái phát việc điều trị tùy vào sức khỏe bệnh nhân, giai đoạn và phương pháp điều trị trước đây, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Tóm lại: Ung thư vú có thể tái phát, không có biện pháp phòng ngừa nào thể đảm bảo ung thư vú sẽ không trở lại. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào ung thư vú cũng bị tái phát cả. Vì vậy, hãy lạc quan, tìm thấy triển vọng của sức khỏe sau khi điều trị được cải thiện. 

Với mỗi người hãy tìm cho mình một nguồn năng lượng, sắp xếp công việc yêu thích có thể giúp đối phó với căn bệnh này. Người bệnh hãy dành thời gian cho chính mình, lập kế hoạch trước cho những lần có thể cần nghỉ ngơi nhiều hơn, tìm cách để thư giãn. Hãy mạnh mẽ và có niềm tin chiến thắng sẽ giúp đối phó với bệnh ung thư này.

Mời độc giả xem thêm video:

Những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng sẽ làm hỏng răng bạn


BS. Nguyễn Văn Linh
Ý kiến của bạn