Hà Nội

Tái nhiễm COVID-19 có nguy hiểm không?

16-03-2022 11:11 | Y tế
google news

SKĐS - Có rất nhiều trường hợp mắc COVID-19 sau điều trị đã cho kết quả âm tính, nhưng sau một thời gian lại tái nhiễm dương tính COVID-19.

Tại BV Thanh Nhàn, mỗi ngày Khu khám và thu dung người bệnh COVID-19 tiếp nhận khoàng 70-80 bệnh nhân, trong đó có gần 10 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 lần 2.

Cô  N. M. L (Hà Nội) cho biết, cách đây 2 tuần cô mắc COVID-19, điều trị tại nhà 7 ngày, xét nghiệm lại có kết quả âm tính. Chủ quan nghĩ âm tính là khỏi bệnh rồi nên cô sang chăm cháu cho con gái đi làm, tuy nhiên mấy ngày gần đây trong người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ho nhiều hơn, lo lắng cô đến BV thăm khám cho yên tâm, kết quả xét nghiệm dương tính lại.

Không chủ quan khi tái nhiễm COVID-19  - Ảnh 1.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm lại cho một bệnh nhân tới thăm khám tại BV Thanh Nhàn.

ThS. BSKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên chống dịch, BV Thanh Nhàn cho biết: Có rất nhiều trường hợp sau mắc COVID-19 khoảng 1 tháng, thậm chí 15 ngày lại tái nhiễm COVID-19. 

Nhiều người có suy nghĩ là cố tình nhiễm COVID-19 để không bị nhiễm nữa. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm vì người bệnh nhiễm chủng Delta rồi vẫn có khả năng nhiễm chủng Omicron, thậm chí đã nhiễm chủng Omicron vẫn tái nhiễm chủng đó nhưng type khác.

Tất cả các đối tượng đều có thể tái nhiễm, nhưng thường gặp nhất là những người bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh lý nền, đặc biệt là trẻ em chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 .

Người bị tái nhiễm lần 2 thường có triệu chứng nặng hơn lần đầu mắc bệnh. "Tái nhiễm trong thời gian ngắn dù trong cơ thể người bệnh vẫn có kháng thể rất cao nhưng các triệu chứng nặng, mệt mỏi hơn so với lần trước", BS Hường chia sẻ.

Không chủ quan khi tái nhiễm COVID-19  - Ảnh 2.

Một em nhỏ được mẹ đưa đi khám bệnh tại Khu khám và thu dung người bệnh COVID-19, BV Thanh Nhàn.

Bên cạnh đó, một số người có kết quả xét nghiệm âm tính và cho rằng mình đã khỏi bệnh song điều đó hoàn toàn không đúng. Bộ Y tế yêu cầu, bệnh nhân sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính vẫn phải tuân thủ 5K, theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.

Trong trường hợp bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng như sốt, dấu hiệu nặng lên, biểu hiện bất thường thì cần đến cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra lại sức khỏe.

Thực tế cho thấy, một số người đã có kết quả test nhanh âm tính nhưng chỉ 1 tuần sau lại có kết quả xét nghiệm dương tính.

Lý giải về vấn đề này, bác sĩ Hường thông tin, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, bệnh nhân âm tính vẫn chưa đào thải hết virus ra khỏi cơ thể mà vẫn còn trong người. Nhưng vì nồng độ virus quá thấp nên khi thực hiện test nhanh không thể phát hiện ra. Do vậy, nếu người bệnh chủ quan, không theo dõi sức khỏe hoặc không tăng cường sức đề kháng và lắng nghe cơ thể mình thì những virus đó có thể tiếp tục nhân lên, gây ra tình trạng tái dương tính. Khi tái dương tính bệnh nhân vẫn có thể có những triệu chứng như lúc mắc COVID-19 trước đó.

Tái nhiễm, tái dương tính đều để lại những nguy cơ khó lường đối với bệnh nhân như các huyết khối, phổi, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, tổn thương não, chậm chạp về mặt tư duy, nhận thức; các bệnh lý hô hấp kéo dài có thể gặp di chứng xơ phổi, viêm phổi kẽ, kể cả ở người trẻ không có bệnh lý nền… 

Do vậy khi đã khỏi bệnh rồi cần theo dõi sức khỏe, bồi bổ để cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và đặc biệt không được chủ quan khi tiếp xúc với các F0 và người có nguy cơ cao nhiễm bệnh.

Những điều không thể bỏ qua khi sơ cứu người bệnh bị chấn thương cột sốngNhững điều không thể bỏ qua khi sơ cứu người bệnh bị chấn thương cột sống

SKĐS - Thầy thuốc BVĐK Trung ương Cần Thơ vừa phẫu thuật thành công lấy chiếc dao đâm sâu xuyên một phần cột sống cho nam thanh niên 26 tuổi quê Bạc Liêu.


Ngọc Anh
Ý kiến của bạn