Hàng nghìn người diễu hành gợi nhớ 'Hà Nội ngày về chiến thắng'

06-10-2024 10:47 | Thời sự

SKĐS - Màn trình diễn, diễu hành trong chương trình Ngày hội Văn hóa vì hòa bình có sự tham gia của 500 chiến sĩ tái hiện hình ảnh đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954.

Nhiều biện pháp đảm bảo trật tự ATGT 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình'Nhiều biện pháp đảm bảo trật tự ATGT "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình"

SKĐS - Chiều 14h chiều 4/10, nhiều tuyến đường/phố khu vực quận Hoàn Kiếm bị cấm triệt để hoặc hạn chế lưu thông để phục vụ tổng duyệt chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”.

Chương trình "Ngày hội văn hóa vì hòa bình" được tổ chức sáng 6/10 tại khu vực Tượng đài vua Lý Thái Tổ và các sân khấu phụ tại Vườn hoa đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam, ngã tư Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Tràng Thi - Hàng Khay với khoảng 10.000 người tham gia.

Trong đó, có khoảng 700 đại biểu khách mời trong nước và quốc tế; 9.000 người tham gia diễu hành và trình diễn - gồm nghệ nhân và nhân dân của 30 quận, huyện, thị xã; các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và các tầng lớp nhân dân, bạn bè quốc tế.

Nội dung "Ngày hội văn hóa vì hòa bình" gồm 3 phần, sẽ giới thiệu tinh hoa văn hóa Thăng Long - Hà Nội được hội tụ, lan tỏa trong hơn 1000 năm qua, đang tiếp tục tỏa sáng và làm giàu thêm cho nguồn lực văn hóa Thủ đô.

Phần mở đầu là thực cảnh tái hiện hình tượng lịch sử của Thủ đô cùng nhiều ca khúc được thể hiện. Phần 2 là lễ chào mừng. Phần 3 là màn trình diễn, diễu hành có sự tham gia của 500 chiến sĩ tái hiện hình ảnh đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954.

Ngoài hoạt động biểu diễn, chương trình còn có các màn trình diễn trống hội Thăng Long kết hợp múa cờ, múa rồng, múa lân; diễu hành, giới thiệu di sản văn hóa Hà Nội được UNESCO và quốc gia ghi danh, như hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, chùa Hương, chùa Tây Phương, đền Sóc...; các di sản văn hóa phi vật thể như: Kéo co, hội thổi cơm thi làng Thị Cấm, tín ngưỡng Mo Mường, tín ngưỡng thờ Thánh Gióng, Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đồng Tử…

Chương trình cũng giới thiệu những di sản diễn xướng dân gian tiêu biểu của Hà Nội như: Ca trù, hát xẩm, hát múa Ải Lao, rối nước, rối cạn…; giới thiệu làng nghề truyền thống tiêu biểu của Thủ đô, gồm: Tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng; làng nghề nón Chuông; dệt lụa Vạn Phúc; làng nghề gốm Bát Tràng. Ngoài ra, chương trình còn giới thiệu nét văn hóa ẩm thực phong phú của Hà Nội thông qua các món ngon như giò chả Ước Lễ, bánh cuốn Thanh Trì, cốm làng Vòng, xôi Phú Thượng, sản phẩm sen Tây Hồ...

Một số hình ảnh trong khuôn khổ chương trình Ngày hội văn hóa vì hòa bình:

Hàng nghìn người diễu hành gợi nhớ 'Hà Nội ngày về chiến thắng'- Ảnh 2.
Hàng nghìn người diễu hành gợi nhớ 'Hà Nội ngày về chiến thắng'- Ảnh 3.
Hàng nghìn người diễu hành gợi nhớ 'Hà Nội ngày về chiến thắng'- Ảnh 4.

Vào 7h30 sáng 6/10, chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” mở đầu với đại thực cảnh “Ký ức Hà Nội”.

Hàng nghìn người diễu hành gợi nhớ 'Hà Nội ngày về chiến thắng'- Ảnh 5.
Hàng nghìn người diễu hành gợi nhớ 'Hà Nội ngày về chiến thắng'- Ảnh 6.
Hàng nghìn người diễu hành gợi nhớ 'Hà Nội ngày về chiến thắng'- Ảnh 7.

Đại thực cảnh “Ký ức Hà Nội” gồm 3 phân đoạn: Phân đoạn 1 với chủ đề “Ký ức Hà Nội – Những ngày toàn quốc kháng chiến”; Phân đoạn 2 với chủ đề “Cảm xúc tháng Mười”; Phân đoạn 3 chính là "Khí phách Hà Nội".

Hàng nghìn người diễu hành gợi nhớ 'Hà Nội ngày về chiến thắng'- Ảnh 8.

Mỗi phân đoạn trong phần mở đầu của chương trình là những ca khúc ý nghĩa cùng màn trình diễn tái hiện lịch sử sống động.

Hàng nghìn người diễu hành gợi nhớ 'Hà Nội ngày về chiến thắng'- Ảnh 9.

Các chủ đề trong phần 3 bao gồm: "Hà Nội ngày về chiến thắng", "Hà Nội - dòng chảy di sản", "Hà Nội - Thành phố hòa bình - Thành phố sáng tạo".

Hàng nghìn người diễu hành gợi nhớ 'Hà Nội ngày về chiến thắng'- Ảnh 10.

Phần cuối trong chương trình "Ngày hội văn hóa vì hòa bình" sẽ tái hiện hình ảnh đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954.

Hàng nghìn người diễu hành gợi nhớ 'Hà Nội ngày về chiến thắng'- Ảnh 11.

Hàng nghìn người diễu hành gợi nhớ 'Hà Nội ngày về chiến thắng'- Ảnh 12.

Chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" là sự kiện được người dân Thủ đô mong chờ và đón nhận, mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời nhìn lại 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” của UNESCO

Hàng nghìn người diễu hành gợi nhớ 'Hà Nội ngày về chiến thắng'- Ảnh 13.

Hàng nghìn người diễu hành gợi nhớ 'Hà Nội ngày về chiến thắng'- Ảnh 14.

Điểm nhấn quan trọng của chương trình là màn tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954, khi quân đội Việt Nam tiếp quản Thủ đô, đánh dấu sự kết thúc ách đô hộ thực dân.

Hàng nghìn người diễu hành gợi nhớ 'Hà Nội ngày về chiến thắng'- Ảnh 15.

Chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" khẳng định những nỗ lực không ngừng của Hà Nội trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời xây dựng một Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế.

Hàng nghìn người diễu hành gợi nhớ 'Hà Nội ngày về chiến thắng'- Ảnh 16.

Thông qua sự kiện này, Hà Nội không chỉ khẳng định vị thế của thành phố lịch sử, văn hóa mà còn là trung tâm du lịch, kinh tế, chính trị quan trọng của cả nước.

Hàng nghìn người diễu hành gợi nhớ 'Hà Nội ngày về chiến thắng'- Ảnh 17.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ TP Hà Nội.

Ngoài khu vực Hồ Gươm, từ ngày 2/10 đến ngày 13/10, tại không gian bích họa Phùng Hưng, phường Hàng Mã sẽ diễn ra Trưng bày "Ký ức Hà Nội - 70 năm" - Tái hiện không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội giai đoạn Toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày tiếp quản Thủ đô (1947 - 1954).

Tại Ngôi nhà Di sản (số 87 phố Mã Mây, phường Hàng Buồm) từ ngày 4/10 đến 31/12 cũng diễn ra trưng bày chuyên đề và tour du lịch thực cảnh "Chuyện phố Hàng" tái hiện không gian, nếp sống văn hóa của gia đình người Hà Nội xưa làm nghề Đông y vào giai đoạn những năm 30 thế kỷ trước.


Thành Long
Ý kiến của bạn