Hà Nội

Tái chế vật tư, thiết bị phòng chống dịch COVID-19

17-08-2020 15:56 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Các nhà khoa học Ấn Độ vừa cho ra đời công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học từ việc tái chế vật tư, thiết bị phòng chống dịch COVID-19 nhằm tận dụng tối đa nguyên liệu thải bỏ, hạn chế ô nhiễm môi trường, và ngăn ngừa dịch bệnh.

Một nghiên cứu do Đại học Nghiên cứu Dầu khí và Năng lượng (UPES) Ấn Độ vừa sản xuất thành công nhiên liệu sinh học từ tái chế vật tư, thiết bị phòng chống dịch COVID-19, nhất là các trang thiết bị bảo hộ cá nhân dùng một lần (PPE). Phần lớn đây là những vật liệu phải mất nhiều năm mới phân hủy như quần áo bảo hộ, mặt nạ, khẩu trang, găng tay… Phát minh này được ví như “một mũi tên trúng nhiều đích”, vừa giải quyết vấn đề năng lượng, lại hạn chế lan truyền bệnh và các vấn đề liên quan đến môi trường khác.

Tái chế vật tư, thiết bị phòng chống dịch CPVID-19Tái chế vật tư, thiết bị phòng chống dịch COVID-19.

Đồng tác giả, Dr. Bhawna Yadav Lamba cho biết, vật tư, thiết bị phòng, chống dịch COVID-19 dùng một lần được xử lý bằng quá trình nhiệt phân (pyrolysis). Quá trình hóa học này bao gồm việc phân hủy chất dẻo chứa trong thiết bị thành nhiên liệu lỏng ở nhiệt độ 300 đến 400 độ C. Nhiên liệu sinh học làm từ PPE sau đó qua khâu phân ly, tinh lọc giống như nhiên liệu hóa thạch.

“Nhiệt phân là phương pháp hóa học được sử dụng phổ biến nhất, tạo ra lượng dầu sinh học chất lượng cao, dễ phân hủy sinh học. Nhiệt phân chất dẻo là một trong những phương pháp giảm thiểu khủng hoảng năng lượng cho thế giới hiện nay”, Dr. Lamba giới thiệu cùng báo giới.


Duy Khoa
Ý kiến của bạn