Hà Nội

Tác hại khi bị táo bón kéo dài

14-08-2022 09:56 | Y học 360
google news

SKĐS - Táo bón không phải bệnh nan y, nhưng nếu để táo bón kéo dài khiến bạn mắc phải các biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mình.

Táo bón là gì? Thế nào là táo bón kéo dài?

Táo bón là một căn bệnh tiêu hóa do tiêu không hết, tiêu không thường xuyên, khó khăn khi đi tiêu kéo dài. Số lần đi tiêu < hoặc bằng 3 lần/tuần. Tình trạng thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có thể khắc phục dễ dàng. Nhưng nếu để kéo dài có thể tạo thành táo bón mãn tính.

Táo bón là một căn bệnh tiêu hóa do tiêu không hết, tiêu không thường xuyên, khó khăn khi đi tiêu kéo dài .

Táo bón là một căn bệnh tiêu hóa do tiêu không hết, tiêu không thường xuyên, khó khăn khi đi tiêu kéo dài .

Táo bón mãn tính là sự lặp lại thường xuyên trạng thái đi đại tiện phân khô cứng, mặc dù rất buồn đi nhưng khó hoặc không thể đi được. Khi đi cầu phải rặn rất mạnh, đôi khi bị đau và chảy máu trong lúc đi, phải mất khoảng thời gian lâu mới đi đại tiện được hoặc nhiều ngày mới đi đại tiện.

Nguyên nhân và triệu chứng của táo bón kéo dài

Nguyên nhân

nhiều nguyên nhân khiến bạn bị táo bón. Các đối tượng dễ bị táo bón kéo dài là phụ nữ có thai, trẻ em và người cao tuổi. Táo bón kéo dài có các nguyên nhân chủ yếu sau:

  • - Thiếu chất xơ, uống không đủ nước
  • - Thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu chất béo nhất là chất béo động vật.
  • - Không chăm chỉ vận động, chơi thể thao
  • - Nhịn đại tiện.
  • - Bệnh nhân mắc một số bệnh về đường tiêu hóa, trĩ, bệnh suy thận, ung thư kết trực tràng…

Triệu chứng

Thông thường người mắc táo bón kéo dài có các biểu hiện:

  • Đã đi đại tiện nhưng vẫn muốn đi tiếp.
  • Phân thường có máu, phân khô cứng hơn bình thường.
  • Đầy hơi hoặc đau bụng. Bụng căng chướng.
  • Dù đã đại tiện nhưng vẫn có cảm giác đầy bụng.

Cách xử trí táo bón kéo dài

Bệnh nhân bị táo bón kéo dài thường là do chế độ ăn uống, sinh hoạt, thế nên giải pháp tối ưu nhất là điều chỉnh lại, bằng cách:

  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn. Hằng ngày hãy thay đổi dần dần và tăng lượng theo từng tuần về việc ăn nhiều hơn các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Vận động thể thao, rèn luyện sức khỏe hằng ngày cũng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt và khiến cho sức khỏe tổng thể được cải thiện.
  • Uống nhiều nước. Nước có vai trò bôi trơn đường ruột và làm ẩm thực phẩm mà bạn ăn.
  • Ăn sữa chua. Vì trong đó chứa vi khuẩn Probiotic tốt có lợi cho sức khỏe, đường tiêu hóa. Loại vi khuẩn này cũng giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn và tăng cường hoạt động cho hệ tiêu hóa.
  • Sử dụng các dầu thực vật từ lạc, vừng, hướng dương.
Tăng cường chất xơ trong bữa ăn giúp cải thiện bệnh táo bón. Ảnh minh họa

Tăng cường chất xơ trong bữa ăn giúp cải thiện bệnh táo bón. Ảnh minh họa

Khi nào cần đến bác sĩ ?

Táo bón không phải bệnh nan y, nhưng nếu để táo bón kéo dài khiến bạn mắc phải các biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mình. Đó là: rách hậu môn, mắc bệnh trĩ, đại tiện ra máu, tắc ruột… Vì thế khi thấy các biểu hiện sau đây nên gặp bác sĩ sớm:

  • Đi tiêu có máu kèm theo, xuất hiện các vết nứt ở hậu môn,...
  • Đau quặn ở hậu môn và bụng khi đi vệ sinh.
  • Chảy máu trực tràng.
  • Sốt, nôn, sụt cân nhiều.
  • Táo bón xen kẽ với tiêu chảy.

Tư thế em bé Balasana hỗ trợ giảm táo bón mãn tính tại nhà

Đây là tư thế giúp thư giãn, làm dịu và giảm căng thẳng cho cơ thể trong đó có các cơ quan vùng bụng. Nhờ tập luyện đều đặn tư thế em bé Balasana mà cơ bụng được massage, chứng táo bón kéo dài được thuyên giảm.

Bạn hãy thực hiện tư thế em bé Balasana như sau:

+ Quỳ trên thảm, đầu gối cách xa nhau nhưng các ngón chân phải chạm vào nhau.

+ Người gập về phía trước để phần thân trên chạm đùi.

+ Thở ra từ từ, tay duỗi về phía trước và đặt trước mặt sao cho thẳng với đầu gối.

+ Giữ như vậy 30 giây rồi trở về trạng thái ban đầu.

Xem thêm video được quan tâm

Trầm cảm sau sinh, phòng bệnh hơn chữa bệnh


Ths. Hà Hùng -BV Lão Khoa TW
Ý kiến của bạn
Tags: