Hà Nội

Tác hại của thói quen ăn xong mà không rửa bát ngay

25-12-2021 16:00 | Đời sống
google news

SKĐS - Sau khi ăn xong, không rửa bát ngay là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến vi khuẩn có hại sinh sôi.

Miếng mút xốp rửa bát nên dùng bao lâu thì thay mới?Miếng mút xốp rửa bát nên dùng bao lâu thì thay mới?

SKĐS - Chúng ta vẫn lầm tưởng miếng bọt biển rửa bát luôn sạch vì được rửa bằng nước rửa chén bát hàng ngày…Tuy nhiên, nó lại là ổ vi khuẩn lớn mà bạn sẽ không ngờ tới.

Thực tế có nhiều người sau khi ăn xong rất ngại rửa bát, một số người đã nghĩ ra ý tưởng đó là ngâm bát đũa trong bồn rửa cho tới khi nào nhiều hơn thì mới rửa một lần cho hết. Họ cho rằng như vậy vừa tiết kiệm lại không phải rửa bát đũa nhiều lần.

Trên thực tế, việc làm này chẳng khác gì đang nuôi vi khuẩn trong nhà.

Có rất nhiều vi sinh vật có thể lây lan bệnh tật trong đường ruột của chúng ta, những vi sinh vật phổ biến nhất là Staphylococcus, Salmonella và Escherichia coli. Một số vi khuẩn này sẽ bám vào bát đĩa, đũa mà chúng ta đã sử dụng. Khi chúng ta rửa sạch dụng cụ ăn uống, những vi khuẩn này cũng sẽ biến mất. Nhưng một số người thích ngâm bát đĩa trong bồn lại không biết rằng càng ngâm lâu càng ngấm nhiều vi khuẩn hơn.

Tại sao ngâm bát đũa trong bồn rửa lại nuôi vi khuẩn?

Tác hại của thói quen ăn xong mà không rửa bát ngay - Ảnh 2.

Ngâm bát đũa sau khi ăn trong bồn rửa sau 10 giờ có thể sản sinh hơn 1 tỷ vi khuẩn. (Ảnh minh họa)

Đầu tiên, nó cung cấp nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn. Hầu hết vi khuẩn có thể sinh sản ở nhiệt độ 20-30°C tương đương với nhiệt độ phòng, nếu bạn lười rửa bát, lúc này vi khuẩn có thể tồn tại và sinh sản hoàn hảo.

Ngoài ra, bát đĩa, đũa bạn đã dùng còn sót lại cặn thức ăn, dầu mỡ là nguồn chất dinh dưỡng để vi khuẩn sinh sôi. Cuối cùng, do sự lười biếng của bạn, vi khuẩn có nhiều thời gian để thích nghi sau khi vào môi trường mới. Sau khi thích nghi, nếu bạn chưa rửa sạch bát đĩa, vi khuẩn sẽ tăng lên gấp đôi.

Khoảng thời gian thích hợp để vi khuẩn xâm nhập vào bát đĩa là từ 1 đến 4 tiếng sau bữa ăn. Nội trong vòng từ 8-18 tiếng, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh chóng. Nếu cứ sau 20 phút, 1 vi khuẩn lại phân tách thành 8, thì sau 10 giờ vi khuẩn có thể phân tách thành hơn 1 tỷ. Nếu sau đó bạn không rửa bát cẩn thận thì khi ăn sẽ vô tình đưa cả những vi khuẩn này vào miệng.

Ngoài việc ngâm rửa bát, đũa mà không rửa ngay rất dễ sinh vi khuẩn thì việc làm sau đây cũng cần được chú ý.

Tác hại của thói quen ăn xong mà không rửa bát ngay - Ảnh 3.

Khăn lau bát đĩa cũng có thể là ổ vi khuẩn nếu không được thay giặt thường xuyên. (Ảnh minh họa)

Cục Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Thượng Hải đã tiến hành một cuộc khảo sát, kết quả điều tra cho thấy trên mỗi 1cm khăn lau bát có chứa tới gần 100.000 con vi khuẩn. Dựa trên ước tính này, một chiếc khăn lau bát có thể ẩn chứa hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu vi khuẩn.

Về cơ bản là không thể lau bát, đũa bằng loại giẻ này. Do đó, khi sử dụng khăn lau bát cần chú ý:

- Thay thường xuyên, tốt nhất là mỗi tháng một lần, nếu có mùi đặc biệt thì tốt nhất nên thay ngay;

- Sau khi sử dụng phải vắt khô kịp thời và để nơi thoáng gió;

- Sau khi sử dụng phải được vệ sinh kịp thời và khử trùng thường xuyên;

- Giẻ rửa bát, rửa xoong nồi, lau bếp và mặt bàn phải dùng riêng.

Những thói quen tai hại khi rửa bát dễ rước bệnh cho cả nhà

Bạn có thể đã quen với việc rửa bát và cảm thấy đó là việc rất đơn giản. Tuy nhiên, có những sai lầm khi rửa bát có thể khiến vi khuẩn tăng lên gấp đôi mà bạn vẫn vô tư làm theo thói quen. Dưới đây là những sai lầm bạn không được mắc khi rửa bát.

1. Xếp chồng bát đĩa lên nhau sau khi sử dụng

Tác hại của thói quen ăn xong mà không rửa bát ngay - Ảnh 4.

Sau khi rửa bát xong, nên để bát đũa ở nơi khô ráo

Đây là thói quen của hầu hết mọi người để mâm bát trông gọn gàng hơn, tiện cho việc dọn rửa. Tuy nhiên làm như vậy, dầu trên bát sẽ dễ dàng bám vào bên ngoài bát trước, làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm khuẩn chéo.

Vì vậy, khi rửa bát, cách tốt nhất là bạn nên để riêng bát đĩa ra, bỏ đồ nhiều dầu mỡ sang một bên, rửa sạch đồ nhiều dầu mỡ trước. Ngoài ra, đáy bát và bên ngoài bát đĩa đều phải được rửa sạch.

2. Lau khô bát ngay sau khi rửa bát hoặc cất bát đĩa ngay cả khi chưa khô

Sau khi rửa bát đũa, bạn nên để bát đũa khô, không nên dùng khăn để lau khô, tránh sự lan truyền của vi sinh vật. Nếu sợ rằng nồi xoong gỉ sắt, sau khi rửa nên dùng giấy ăn dùng cho nhà bếp thấm khô nước. Ngoài ra, chú ý những đồ dùng như đũa, thớt gỗ dễ bị nấm mốc, việc bạn dùng khăn lau có thể chỉ lau khô được bên ngoài nhưng bên trong vẫn còn ẩm ướt.

Bên cạnh đó, một số người thậm chí còn lười tới mức rửa bát xong đều úp bát đĩa vào giá đựng bát, tuy nhiên điều này sẽ khiến các vi khuẩn phát triển gây bệnh. Do đó, tốt nhất nên để bát đũa, thớt ở nơi khô ráo thoáng mát trước để chúng khô tự nhiên mới lau và cất.

3. Miếng rửa bát dùng lâu không thay

Tác hại của thói quen ăn xong mà không rửa bát ngay - Ảnh 5.

Cần phơi khô giẻ rửa bát sau khi rửa bát xong

Khảo sát vệ sinh nhà bếp của các gia đình Trung Quốc do Hiệp hội Y học Dự phòng Trung Quốc tài trợ cho thấy, miếng rửa bát có số lượng vi khuẩn cao, bao gồm 19 loại vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Candida albicans và Salmonella.

Tuy nhiên, nhiều gia đình rất lười thay miếng rửa bát, tốt nhất nên thay mới 2 tuần một lần. Hơn nữa, khăn lau bát đĩa, khăn lau bếp cũng cần được phân ra dùng riêng, không dùng chung tránh để vi khuẩn lan truyền lẫn nhau.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý, vi khuẩn luôn thích môi trường ẩm ướt, vì vậy không nên tiện tay để miếng rửa bát ngay trên chậu rửa hay trên bàn bếp, sau khi giặt sạch cần hong khô thật kĩ.

4. Không bao giờ tiệt trùng bát đĩa và đũa

Đây cũng là một sai lầm mà nhiều gia đình mắc phải, nhiều người nghĩ bát đĩa rửa hàng ngày không cần tiệt trùng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe cả gia đình, sau một thời gian dài sử dụng, bạn nên khử trùng bát đĩa, đũa thường xuyên. Nếu không có tủ khử trùng ở nhà, bạn có thể đun sôi một nồi nước, đặt bát đĩa và nấu trong 10 phút.

Người dân đổ xô đi mua kit test nhanh COVID-19 bằng nước bọt


Minh Minh
theo Abulowang
Ý kiến của bạn