(Nguyễn Hữu Minh - Sóc Trăng)
Mật ong có xuất xứ từ mật hoa hoặc nước mật sâu (miellat) được một vài loài côn trùng tiết ra. Mật ong chứa 18% nước, 75% đường và một hỗn hợp tự nhiên gồm: khoáng chất, sinh tố và khoáng vi lượng. Với liều lượng nhỏ, tùy loại mật cũng phát huy tác dụng trên cơ thể con người một cách hài hòa.
Có bao nhiêu loại mật ong thì có bấy nhiêu loài hoa, hỗn hợp các loại hoa theo từng vùng, từng khí hậu. Trong mọi trường hợp, luật pháp nghiêm cấm việc thêm vào mật ong thiên nhiên bất cứ chất gì.
Màu sắc mật ong thay đổi từ nâu đến vàng, từ đục mờ đến trong.
Độ đặc: loãng, sánh, kết tinh. Mật ong giàu glucose (cỏ ba lá, hương thảo) chóng kết tinh, loại mật giàu fructose (hoa mimosa) có độ loãng rất bền.
Để làm loãng mật ong quá sánh, cho mật vào lọ đun cách thủy với nhiệt độ không quá 300C để mật không bị biến chất.
Sự dồi dào đường mà cơ thể hấp thu nhanh, mật ong chứa nhiều năng lượng, làm tăng sức dẻo dai và giúp phục hồi nhanh, các vận động viên thể thao được khuyên dùng mật ong trước và sau tập luyện, mật ong giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi và chống lại bệnh thiếu máu bằng sự kích thích ăn ngon miệng, tăng cường chống lạnh, kháng khuẩn làm dịu và nhẹ những chứng bệnh về tai mũi họng và viêm phế quản (bronchitis), viêm thanh quản và ho.
Mật Rosat một công thức pha chế gồm mật ong và hoa hồng được dùng súc miệng để trị bệnh sưng họng và khan tiếng. Mật ong có tính sát trùng và làm dịu, làm liền vết sẹo rất tốt. Chúng chữa được vết bỏng nhẹ, nốt chích côn trùng, nốt phồng da hay những vết thương nhỏ. Mật ong chứa hàm lượng fructose cao làm nhuận trường nhẹ.
Để điều trị bệnh về họng và phế quản cách chuyên gia khuyên dùng mật ong của cây bách lý hương (thym), thông (sapin) hay khuynh diệp (eucalyptus). Mật ong của cây oải hương (lavande) dùng để trị vết thương, vết bỏng. Để trị nhuận trường hay tiêu hóa nên chọn mật của cây mimosa.