Thường gặp nhất là các kháng sinh aminoglycoside (như gentamycin, tobramycin, amikacin...) với biểu hiện nhiễm độc thận và ốc tai tiền đình. Với nhóm bêta lactam là phản ứng dị ứng và tình trạng tiêu chảy, viêm ruột, với clindamycin là biểu hiện tiêu chảy và ban dạng sởi ngoài da.
Hay các kháng sinh nhóm quinolone như ciprofl oxacin, levofl oxacin đều có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, nhiễm độc thần kinh trung ương, gân và sụn, do đó cần tránh sử dụng ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Loại metronidazole cũng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và nhiễm độc hệ thần kinh, vancomycin có thể gây hội chứng đỏ da toàn thân.
Phản ứng phụ thường hay gặp nhất của các kháng sinh tetracycline là gây kích ứng đường tiêu hóa và viêm âm đạo do nấm, với trimethoprim - sulfamethoxazole là gây kích ứng đường tiêu hóa và các phản ứng dị ứng.
Một số phản ứng phụ đặc hiệu hiếm gặp đó là hầu hết các kháng sinh đều có thể gây ra tiêu chảy và viêm ruột do clostridium diffi cile, thường gặp nhất là do ampicillin, clindamycin và cephalosporin.
Biểu hiện từ mức độ tiêu chảy và đau bụng nhẹ đến viêm ruột nặng với các biểu hiện toàn thân như chán ăn, mệt mỏi, sốt...
Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, các kháng sinh như erythromycin esters, TMP-SMZ, amoxicillin và clavulanate potassium có thể gây ứ mật. Nhận biếtsớm và ngừng thuốc kịp thời có thể ngăn ngừa tổn thương gan. Minocycline có thể gây chóng mặt, ù tai; các kháng sinh fl uoroquinolone và macrolide đều có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc theophyllin.
Biện pháp quan trọng nhất để hạn chế các phản ứng phụ gây ra do kháng sinh là phải sử dụng một cách đúng đắn các thuốc này. Tránh sử dụng kháng sinh chỉ nhằm mục đích dự phòng mà không có chỉ định rõ ràng như các trường hợp nhiễm virut hoặc nhiễm trùng tiết niệu không triệu chứng ở người già.
BS. HOÀ NG THANH SƠN