Diethyl ether
Diethyl ether thường gọi là ether, được đóng chai thủy tinh dung tích 120ml là loại thuốc gây mê, có hàm lượng ether 96 - 98%. Diethyl ether từng được sử dụng để giải khuây từ cuối thế kỷ 19 tại Ireland, Nga, Pháp, Na Uy, Mỹ và nhiều nước khác. Do có hàm lượng ether cao nên gây nghiện giống như rượu, say nhanh hơn rượu, đặc biệt rất rẻ nên dễ bị lạm dụng.
Ether là chất dễ cháy, rất nguy hiểm cho con người lẫn môi trường nên phải bảo quản cẩn thận. Tại nhiều quốc gia, diethyl ether được bán tự do nên dễ kiếm, dùng chủ yếu cho các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm và trong các trường đại học, hỗ trợ tạo ra nhiều loại thuốc cấm khác, như LSD. Diethyl ether cũng là loại thuốc gây mê, khởi mê chậm và tỉnh muộn nên không hợp với người mắc bệnh đái tháo đường, suy thận, suy gan, trẻ em khi bị sốt, phụ nữ mang thai và nhóm người loạn nhịp tim.
Dextromethorphan có chứa thành phần như acetaminophen gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu dùng dài kỳ. |
Dextromethorphan (robitussin)
Codein là loại thuốc giảm ho tác dụng lên trung tâm ho ở hoành não. Codein nguyên thủy là một hoạt chất chính được dùng để chữa ho, tuy nhiên chính codein lại là hợp chất gây nghiện rất mạnh. Dextromethorphan, gọi vắn tắt DXM, là loại thuốc được bào chế để thay thế cho codein, được bào chế dưới dạng xirô, có chứa các thành phần như acetaminophen hoặc Guaifenesin nhưng lại gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu lạm dụng dài kỳ.
Cũng phải nói thêm rằng DXM có hiệu ứng trị ho rất tốt nhưng lại tạo ra những phản ứng mạnh như hưng phấn, phấn khích, trạng thái mơ và giác quan thay đổi. Một số hiệu ứng mang tính tiêu cực như lệ thuộc vào người khác, mất phương hướng, lú lẫn, thay đổi nhận thức về thời gian, suy giảm chức năng tình dục. Một số người còn rơi vào trạng thái say, nếu dùng liều cao có thể gây suy giảm trí nhớ, lộn xộn và mất khả năng phán xét, lạm dụng DXM có thể gây ra hiệu ứng robon-triping hay get-high (say thuốc).
Doxylamine
Doxylamine tên thương mại là unisom là loại thuốc kháng histamin, được dùng để điều trị dị ứng và trong một số trường hợp có tác dụng an thần nên có tác dụng trị chứng mất ngủ. Có thể dùng chung với acetaminophen hoặc codein để làm tăng tác dụng làm giảm đau. Do thuộc nhóm OTC, sử dụng hợp pháp nhưng nếu lạm dụng, nhất là nhóm tuổi vị thành niên có thể gây nghiện và nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt khi lạm dụng ở liều cao có thể gây kích động kéo dài gây co giật, hôn mê, nguy hiểm cho nhóm người điều khiển phương tiện giao thông. Do vậy, khi sử dụng nên tư vấn kỹ bác sĩ, không uống rượu khi dùng thuốc, nếu dùng thuốc không nên lái xe.
Tramadol
Tuy tramadol không phải là thuốc phiện nhưng nó có thể gây nghiện, đặc biệt là hiệu ứng lên não mạnh hơn cả thuốc phiện. Đây là nhóm thuốc giảm đau trung bình và nặng, có hoạt tính chủ vận thuốc phiện nên mang đến cảm giác như dùng thuốc phiện, chính vì vậy nên dễ bị lạm dụng, nhất là nhóm người sau cai nghiện, hoặc những người đã qua dùng thuốc phiện tổng hợp như vicodin. Tramadol được lưu hành hợp pháp dưới dạng thuốc kê đơn nhưng lại bán tự do, ai cũng có thể mua được nên khi dùng cần cân nhắc cái lợi và hại.
Không nên dùng tramadol nếu bị dị ứng, trường hợp nghiện ma túy, hoặc nghiện rượu, nhất là khi say rượu, dùng thuốc giảm đau có chất gây mê hoặc thuốc trị chứng lo âu, trầm cảm, tâm thần. Lạm dụng dài kỳ tramadol có thể gây cơn động kinh, nhất là nhóm có tiền sử động kinh, chấn thương sọ não hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm...
Benadryl là thuốc gây nghiện rất cao, nếu dùng ở liều cao, dài ngày có thể co giật, gây hôn mê sâu ở thể nặng có thể tử vong. |
Kratom
Viên nang kratom là loại thuốc “hot” được dư luận đề cập khá nhiều trong thời gian gần đây, thậm chí còn được xếp vào nhóm thuốc hướng thần (ectasy), bị lạm dụng ở mức rất cao tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Kratom tên khoa học là mitragyna speciosa, có nguồn gốc từ một loại cây ở vùng Đông Nam Á thuộc họ cà phê dùng để giảm đau. Tại đây người ta đổ xô mua và sử dụng vì nó có hoạt tính thần kinh. Tuy là chất gây nghiện rất mạnh nhưng lại không được kiểm soát và có thể mua bán tự do. Bột hoặc lá của loại cây này giúp tiêu hóa tốt và thường được chế biến dưới dạng chè hoặc thuốc hút, đôi khi còn nhai trực tiếp. Chỉ cần vài gam kratom có thể làm cho người ta say ngây ngất tới 3 giờ. Nguyên thủy, kratom được dùng nhiều trong ngành y, nhưng tại nhiều nơi bị cấm (như ở Thái Lan) vì nó gây hại nhiều hơn lợi, đặc biệt là gây nghiện không khác gì ectasy (thuốc lắc).
Diphenhydramin
Diphenhydramin - tên thương mại là benadryl, được dùng để điều trị cắt cơn ho, chống phù nề, hắt hơi gây nên bởi kích thích ở họng và phế quản, trị viêm mũi dị ứng, mất ngủ, say tàu xe và chóng mặt. Tuy nhiên chính benadryl cũng là thuốc gây nghiện rất cao. Những người sau cai nghiện nên tránh xa loại thuốc này vì nó có thể gây tái nghiện một cách nhanh chóng, triệu chứng thường gặp như buồn ngủ, mệt mỏi, mất điều phối các hoạt động của cơ thể, chóng mặt, mắt mờ, lộn xộn và ảo giác. Nếu dùng ở liều cao dài kỳ sẽ rất nguy hiểm như gây sốt, hạ huyết áp, động kinh, co giật, hôn mê sâu ở thể nặng có thể gây tử vong. Chỉ cần lạm dụng liều cao 1 lần đã thấy ngay mối nguy hiểm, nếu dùng thường xuyên rất hại cho tim và hệ thống hô hấp.
BẮC GIANG(Theo TTC, 9/2013)