Tác dụng phụ của thuốc Tây

13-10-2015 11:30 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - Ngoài tác dụng chữa bệnh, thuốc Tây có thể gây ra cho người dùng một số tác dụng phụ không mong muốn, nếu tác dụng phụ mà nặng thì cần ngưng thuốc hoặc đổi thuốc.

Một số thuốc thông thường

Tác dụng phụ của thuốc Tây

Tác dụng phụ do ngưng dùng thuốc

Tác dụng phụ do ngưng dùng thuốc được định nghĩa là biến cố xảy ra với các triệu chứng rối loạn do đang dùng một thứ thuốc nào đó mà lại đột ngột ngưng không dùng thuốc đó nữa.

Thuốc giảm đau có nguồn gốc thuốc phiện, gọi chung là opioid (như Morphin, Pethidin, Fentanyl); Thuốc ngủ nhóm barbiturat, thuốc an thần nhóm benzodiazepin (như Diazepam); Thuốc giảm cân kích thích là các dẫn chất amphetamin... Các thuốc này khi đã quen dùng trong thời gian dài sẽ làm thay đổi chuyển hóa cơ bản của các tế bào thuộc hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật (điều khiển cơ trơn và các cơ quan nội tạng). Những tế bào này lệ thuộc vào thuốc, nếu đột ngột ngưng dùng thuốc, chúng sẽ phản ứng bằng các tác dụng phụ bao gồm mất ngủ, vật vã, đau nhức, ói mửa, toát mồ hôi, nước mắt chảy giàn giụa, tiêu chảy liên tục...

Những tác dụng phụ... có lợi

Mọi người thường e ngại khi nghe nói đến tác dụng phụ của thuốc nhưng nhiều khi tác dụng phụ không gây hại mà lại có ích như:

• Papaverin làm giãn nở các cơ trơn quấn quanh mạch máu, tăng lượng máu đến dương vật, làm đầy các thể hang, chèn ép các tĩnh mạch không cho máu đã đến thoát ra, giúp dương vật cương cứng. Liệu pháp papaverin đến nay vẫn còn được dùng.

• Khi dùng sildenafil (hoạt chất có trong Viagra) chữa bệnh tim mạch, các nhà lâm sàng nhận thấy nó có một tác dụng phụ phiền toái là làm cường dương. Hãng dược Pfizer đã thử dùng sildenafil chữa rối loạn cương và đạt kết quả mỹ mãn. Biệt dược Viagra đem đến cho Pfizer món lợi nhuận khổng lồ.

• Thuốc kháng viêm giảm đau aspirin có tác dụng phụ là giảm ngưng kết tiểu cầu, dễ gây chảy máu. Các nhà khoa học đã lợi dụng đặc điểm này để ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, tránh tai biến do nghẽn mạch.

• Thuốc chống nhiễm khuẩn gypothiazol có tác dụng phụ là hạ đường huyết. Ở người tụy yếu không tiết ra đủ insulin khiến đường máu cao, gyprothiazol sẽ kích thích tụy tiết bổ sung insulin làm hạ đường máu. Từ đó, gyprothiazol được dùng chữa bệnh tiểu đường.

 

Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, riêng năm 2008, Cục đã nhận được trên 2.000 báo cáo về các trường hợp nghi ngờ phản ứng có hại của thuốc. Tuy nhiên, đây là số liệu báo cáo, thực tế có thể lớn gấp nhiều lần. Những phản ứng có hại của thuốc đều liên quan tới việc sử dụng các loại thường dùng là thuốc kháng sinh 46%; thuốc trợ tim; thuốc giảm đau; các nhóm thuốc khác như NSAID là 9%, Morphin, dẫn chất 1,1%, thuốc y học cổ truyền 2,7%, thuốc điều trị lao 14,7%...

 

 

 


Ý kiến của bạn