Tác dụng phụ của thuốc dạ dày

30-12-2017 16:06 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Nghiên cứu mới chỉ ra rằng những người sử dụng thuốc ức chế axit dạ dày có nguy cơ cao hơn bị nhiễm khuẩn, có thể gây ra nhiều bệnh từ tiêu chảy tới viêm đại tràng đe dọa tính mạng.

Tác dụng phụ của thuốc dạ dày

Các nhiễm trùng do viêm đại tràng Clostridium difficile (C-diff) gây ra bởi sự rối loạn của các vi khuẩn bình thường, khỏe mạnh trong đại tràng, thường do dùng kháng sinh.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân trước đây từng bị C-diff và dùng thuốc ức chế axit dạ dày có nguy cơ tái phát C-diff tăng.

Trong nghiên cứu được đăng trên JAMA Internal Medicine, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một tổng quan thống kê và phân tích gộp từ 16 nghiên cứu với 7.703 bệnh nhân bị C-diff và 1.525 người bị tái phát C-diff. Các nhà nghiên cứu đã phân tích thuốc ức chế dạ dày gồm các chất ức chế bơm proton như omeprazole và thuốc chẹn thụ thể histamine 2 như ranitidine, là những thuốc kê đơn và không kê đơn phổ biến trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, bệnh loét dạ dày và chứng khó tiêu. Kết quả cho thấy tỷ lệ tái phát C-diff ở những bệnh nhân dùng thuốc ức chế dạ dày là 22,1% so với 17,3% ở những bệnh nhân không dùng chất ức chế axit dạ dày.

Do vậy, cần đánh giá lại việc sử dụng thuốc này ở những bệnh nhân bị C-diff.

Tác dụng phụ của thuốc dạ dày
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng những người sử dụng thuốc ức chế axit dạ dày có nguy cơ cao hơn bị nhiễm khuẩn, có thể gây ra nhiều bệnh từ tiêu chảy tới viêm đại tràng đe dọa tính mạng.
Các nhiễm trùng do viêm đại tràng Clostridium difficile (C-diff) gây ra bởi sự rối loạn của các vi khuẩn bình thường, khỏe mạnh trong đại tràng, thường do dùng kháng sinh.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân trước đây từng bị C-diff và dùng thuốc ức chế axit dạ dày có nguy cơ tái phát C-diff tăng.
Trong nghiên cứu được đăng trên JAMA Internal Medicine, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một tổng quan thống kê và phân tích gộp từ 16 nghiên cứu với 7.703 bệnh nhân bị C-diff và 1.525 người bị tái phát C-diff. Các nhà nghiên cứu đã phân tích thuốc ức chế dạ dày gồm các chất ức chế bơm proton như omeprazole và thuốc chẹn thụ thể histamine 2 như ranitidine, là những thuốc kê đơn và không kê đơn phổ biến trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, bệnh loét dạ dày và chứng khó tiêu. Kết quả cho thấy tỷ lệ tái phát C-diff ở những bệnh nhân dùng thuốc ức chế dạ dày là 22,1% so với 17,3% ở những bệnh nhân không dùng chất ức chế axit dạ dày.
Do vậy, cần đánh giá lại việc sử dụng thuốc này ở những bệnh nhân bị C-diff.
BS Thu Vân
Theo Boldsky
http://www.boldsky.com/health/wellness/2017/gastric-medications-may-up-risk-for-bacterial-infection-112335.html

BS Thu Vân
Ý kiến của bạn