Tai biến do thuốc
Viêm gan, nếu không phát hiện sớm và chữa kịp thời gây tử vong trong tình trạng teo gan vàng da bán cấp: 9 thuốc (H, R, Z, TB1, CMY, ETH, VMY, PAS, neomycin). Phổ biến nhất là H, R, Z, TB1, ETH. Tỷ lệ viêm gan do thuốc lao theo nhiều thống kê của nhiều tác giả trên thế giới và ở Việt Nam từ 1-5%. Cơ chế gây viêm gan là do hoạt động của cytochromP450 là chính, 2 thuốc R, H và các thuốc khác độc với gan làm tăng hoạt động cytochromP450, tăng nguy cơ viêm gan. R được coi là một chất cảm ứng men, tăng hoạt động men gan, tạo nhiều chất độc với tế bào gan.
Các bệnh nhân điều trị lao tại Khoa cấp cứu, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương. |
Sốc phản vệ: 3 thuốc (S, KMY, EMB), phổ biến hơn cả là S (có lẽ S được dùng nhiều hơn), có bệnh nhân mới thử test đã tử vong.
Tan huyết: 2 thuốc (R, PAS).
R gây thiếu máu, tan huyết cấp, thường xảy ra khi chữa lao cách nhật, có thể do nguồn gốc miễn dịch, dị ứng.
PAS hiếm gặp, gây thiếu máu tan huyết ở bệnh nhân thiếu G6DP (glucose 6 phosphate dehydrogenase) hoặc do một số chất hình như liên quan đến các chất thoái giáng của PAS (các hợp chất phenol).
Sử dụng thuốc chữa lao phải hết sức thận trọng
Trước khi kê đơn:
Khai thác tiền sử bệnh nhân mắc các bệnh gan (nghiện rượu, viêm gan B...), thận (viêm thận mạn, sỏi thận...), phản ứng thuốc, các bệnh dị ứng, các bệnh mạn tính khác như các bệnh rối loạn chuyển hóa (tiểu đường...), HIV...., kiểm tra có các bệnh liên quan như: tim, phổi, gan, thận.
Kê đơn thuốc:
Liều lượng thuốc hằng ngày theo cân nặng, với liều trung bình dùng trước hay sau bữa ăn...
Giải thích kỹ cho người bệnh hiểu biết: Về tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra, nhất là tai biến thuốc; Dùng thuốc theo đúng đơn thuốc (hàm lượng, nhãn thuốc... Nếu dùng thuốc tiêm phải thử test da trước, mặc dù test (-) mũi tiêm đầu tiên cũng nên tiêm 1/3 lượng thuốc hằng ngày, sau 2-3 giờ sau nếu không có phản ứng tiêm nốt lượng thuốc còn lại, nên tiêm sau bữa ăn, tránh lúc mệt nhọc, tiêm thuốc ở cơ sở y tế có trang bị phương tiện cấp cứu. Sau một thời gian ngừng thuốc tiêm, khi dùng lại vẫn nên thử test da lại kiểm tra.
Nếu có điều kiện nên kiểm tra việc thực hiện đơn thuốc của bệnh nhân. Hiện nay một hiện tượng khá phổ biến là người bệnh mua thuốc ở các cửa hàng thuốc không được dược sĩ có thẩm quyền tư vấn cho người bệnh và người bán thuốc tùy tiện thay đơn thuốc, có trường hợp bán nhầm thuốc (viên H 0,05g lại bán viên 0,15g) nên bị viêm gan suýt gây tử vong.
Nên kiểm tra người bệnh chữa ngoại trú sử dụng thuốc trong 10 ngày đầu, 20 ngày sau và thỉnh thoảng các lần khám bệnh khác xem có dấu hiệu bất thường để kịp thời xử trí, căn dặn người bệnh nếu có dấu hiệu bất thường hãy ngừng thuốc đến khám lại hoặc đến cơ sở y tế gần nhất cấp cứu.
Một số ý kiến
Morphazinamide (MZA) ít độc hơn PZA, prothionamide (PTH) ít độc hơn ethionamide (ETH) ta nên sử dụng 2 thuốc này trong phác đồ chữa lao thay PZA, ETH.
Trong tất cả các thuốc chữa lao đều có tác dụng phụ trừ thiocarbanilamide (DATC) dung nạp tốt, không ảnh hưởng gan, máu, thận, tuyến giáp trạng, da, chưa thấy tai biến dị ứng, chỉ có bất tiện nhỏ phải uống một lần số lượng lớn viên thuốc. Phải chăng ta nên nghiên cứu sử dụng trong phác đồ chữa lao kháng da thuốc?
PGS. TS. Hoàng Long Phát