Tác dụng của cam thảo trong phòng ngừa các bệnh hô hấp

SKĐS - Cam thảo được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp.

Vì sao cam thảo lại được lựa chọn đưa vào các bài thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp?

Theo tìm hiểu cam thảo là loại dược liệu phổ biến ở nước ta. Đã từ lâu cam thảo được biết đến như một vị trà có hương vị ngọt mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Thế nhưng trong đông y, cam thảo được biết đến là một trong những vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc, có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Theo Lương Y Phùng Tuấn Giang - nhà thuốc Thọ Xuân Đường chia sẻ trong buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng, chống các bệnh do virus”, cam thảo là một thảo dược có vị ngọt. Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng cam thảo có tác dụng giải độc rất cao, làm tốt cho tế bào gan, kháng viêm, kháng histamin, chống ổ loét dạ dày, giảm đau. Giảm đau dạ dày. Uống cam thảo cắt cơn đau.

Ngoài ra, cam thảo còn tăng chức năng tim mạch. YHCT cho rằng cam thảo tính vị ngọt, tính bình, tùy vị. Chính vì vậy, cam thảo có tác dụng ôn trung (bổ trung huyết khí), nhuận phế chỉ khát (cắt cơn khát), thanh nhiệt giải độc (tăng tác dụng của các vị thuốc khác), giải độc hàng trăm thứ dược, tà độc. Với rất nhiều tác dụng như vậy cam thảo còn được gọi là quốc lão, vương dược.

Trong khi đó, Tiến sĩ Phạm Việt Hoàng – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Bác sĩ Chuyên khoa II, hiện là giảng viên Học viện Y dược Cổ truyền) cho biết: Cam thảo là vị thuốc có rất nhiều tác dụng tốt được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y.

Tác dụng bất ngờ của cam thảo trong phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp cấpTiến sĩ Phạm Việt Hoàng – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Cam thảo có tác dụng chủ yếu là bồi bổ cơ thể, giảm cholesterol, giải độc, điều hòa các vị thuốc, có tính bình, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tính năng của cam thảo sẽ thay đổi tùy cách sao chế.

Cam thảo có thể dùng chữa Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đau bụng do tiêu chảy, ho do yếu phổi, sốt do mệt mỏi… Đặc biệt là cảm cúm thông thường.

Tuy nhiên, trong đông y Cam thảo thường được kết hợp với các vị thuốc để thành 1 bài thuốc chứ chưa bao giờ đứng độc lập để chữa một bệnh nào đó. Nếu biết dùng phù hợp Cam thảo sẽ rất tốt. Việc dùng cam thảo, kết hợp vị thuốc này thế nào phải được sự hướng dẫn của các bác sĩ, các nhà chuyên môn.

Nếu dùng không đúng cách, không đúng liều lượng thì cam thảo lại bị phản tác dụng. “Ví dụ như dùng nhiều không đúng sẽ có nguy cơ mắc bệnh thận, điều này đã có công trình chứng minh.

Người bị tăng huyết áp, huyết áp không ổn định cũng không nên dùng cam thảo. Những người bị táo bón lâu ngày, người cao tuổi, người viêm phế quản, ho nhiều, khó thở cũng tốt nhất không nên sử dụng cam thảo”, TS. Hoàng chia sẻ.

“Cam thảo hay các dược liệu nói chung đều phải được sử dụng đúng cách của các bác sĩ, những nhà chuyên môn đã được công nhận.

Ngoài ra, người dân cũng cần vận động, ăn uống điều độ để nâng cao sức đề kháng không nên ỉ lại hay lạm dụng thuốc quá nhiều. Nhất là thời điểm có dịch thì nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên…”, TS. Phạm Việt Hoàng kết luận.

Cam thảo là một trong 9 thảo mộc cung đình góp phần làm nên công thức của trà thảo mộc Dr Thanh. Cùng với cam thảo, trong trà thảo mộc Dr Thanh còn có kim ngân hoa, hoa cúc, la hán quả, hạ khô thảo, tiên thảo, hoa mộc miên, đản hoa, bung lai.
Trà thảo mộc Dr Thanh đã được công nhận có khả năng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.

Năm 2017, nghiên cứu của Viện Y học ứng dụng Việt Nam về “Đánh giá hiệu quả công thức của sản phẩm Trà Thanh Nhiệt Dr .Thanh” đã kết luân, Trà Thanh nhiệt Dr Thanh được chế biến từ 9 loại thảo dược quý, các thảo dược này được chứng minh có tiềm năng trong việc dự phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh có cơ chế liên quan đến quá trình viêm và quá trình oxy hóa, cũng như các bệnh nhiễm trùng, thanh nhiệt giải độc và một số tác dụng khác như: Tác dụng chống vi khuẩn, virus và chống nấm - ức chế được các loại vi khuẩn gram âm và gram dương, một số loại nấm và virus, trong đó có các loại vi khuẩn, nấm, virus thường gặp như tụ cầu vàng, E.coli, nấm Candida, virus cúm, virus viêm não Nhật Bản….

Nhất Nam
Ý kiến của bạn