Hà Nội

Tác dụng bất ngờ của củ nghệ với bệnh hen phế quản

SKĐS - Nghiên cứu cho thấy, có nhiều thực phẩm có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh hen phế quản. Trong đó, nghệ là một thực phẩm nên ưu tiên hàng đầu.

Củ nghệ có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh

Nghệ được sử dụng như một vị thuốc phổ biến từ rất lâu đời trong y học. Nhiều người đã sử dụng loại gia vị này để làm giảm các triệu chứng viêm khớp, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khoẻ.

Hoạt chất chính trong củ nghệ là curcumin có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh.

Tác dụng bất ngờ của củ nghệ với bệnh hen phế quản - Ảnh 2.

Hoạt chất chính trong củ nghệ là curcumin có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh.

Viêm là một phản ứng tự nhiên của hệ thống miễn dịch, thường xảy ra khi cơ thể bị thương. Nó cô lập khu vực vết thương khỏi mô lành gần đó bằng một lớp bọc bạch cầu, đây được coi là một phần của quá trình chữa lành của cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phản ứng viêm của cơ thể xảy ra mà không có chấn thương. Nếu tình trạng viêm trở nên quá mức, có thể gây tổn thương lâu dài và một loạt các bệnh mạn tính.

Chất curcumin trong nghệ hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp điều chỉnh các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa tác hại do các gốc tự do gây ra cho các tế bào, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tác dụng của nghệ với bệnh hen phế quản

Viêm đường thở và tăng tiết chất nhầy là hai trong số những đặc điểm quan trọng nhất của hen mạn tính. Nhiều nghiên cứu xác nhận rằng một phổ rộng các chất trung gian gây viêm được tổng hợp và giải phóng bởi các tế bào viêm đã hoạt hóa, cuối cùng gây tăng tiết chất nhầy đường thở, sinh bệnh hen suyễn.

Tác dụng bất ngờ của củ nghệ với bệnh hen phế quản - Ảnh 3.

Hình ảnh phế quản người bị bệnh hen.

Có một số bằng chứng cho thấy, bổ sung nghệ hàng ngày có thể giúp cải thiện bệnh hen phế quản, phần lớn là nhờ tác dụng chống viêm của nó.

Khi nghiên cứu tác dụng của nghệ với bệnh hen, các nghiên cứu chủ yếu xem xét các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của curcumin, hợp chất hoạt động chính của nghệ.

Curcumin, một hợp chất polyphenol tự nhiên được phân lập từ cây nghệ, có hoạt tính chống viêm mạnh trong nhiều bệnh, chẳng hạn như xơ gan, bệnh thoái hóa thần kinh, chấn thương não, đái tháo đường và viêm khớp dạng thấp. Đồng thời, một số nghiên cứu phát hiện ra rằng chất curcumin có thể làm giảm viêm đường thở ở các mô hình động vật bị hen.

Theo một nghiên cứu được thực hiện trên chuột và được công bố trên tạp chí Inflammation cho thấy, thành phần hoạt chất của nghệ, curcumin, có thể giúp chống viêm đường hô hấp của người bị hen suyễn. Tuy nhiên cũng cần có thêm bằng chứng để có kết luận chính xác.

Nghệ và curcumin nói chung là an toàn và nghiên cứu cho thấy dùng nghệ dưới dạng gia vị hoặc chất bổ sung có thể giúp giảm viêm và giảm tắc nghẽn đường thở.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Chẩn đoán và Lâm sàng Hoa Kỳ, những người trưởng thành mắc bệnh hen suyễn uống 500mg curcumin mỗi ngày trong 30 ngày ngoài các phương pháp điều trị hen suyễn thông thường ít bị tắc nghẽn đường thở hơn sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản.

Nhóm curcumin cũng cải thiện về các thông số máu như tốc độ lắng hồng cầu và tổng số bạch cầu, hoặc số lượng bạch cầu.

Những phát hiện này cho thấy rằng curcumin trong nghệ có thể giúp những người bị hen suyễn thở tốt hơn, mặc dù curcumin không có bất kỳ tác dụng nào đối với các triệu chứng của hen suyễn khác như: ho, thở khò khè, tức ngực. Tuy nhiên, không có tác dụng phụ đáng kể nào được báo cáo. Điều này cho thấy rằng curcumin có thể là một phương pháp điều trị bổ sung an toàn cho bệnh hen suyễn.

Tác dụng bất ngờ của củ nghệ với bệnh hen phế quản - Ảnh 4.

Nghệ là thực phẩm tốt và an toàn cho người bệnh hen phế quản.

Lưu ý, nghệ không phải là thực phẩm chữa bệnh hen suyễn hoặc dị ứng. Tuy nhiên nó có thể là một chất bổ sung tuyệt vời để giúp kiểm soát và giảm các triệu chứng và phản ứng dị ứng. Để kiểm soát bệnh hen, người bệnh cần sử dụng đúng và điều trị dự phòng tốt. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi thêm thực phẩm mới vào chế độ ăn của bạn
Bệnh nhân hen phế quản nên ăn gì, kiêng gì?Bệnh nhân hen phế quản nên ăn gì, kiêng gì?

SKĐS - Bệnh hen phế quản có thể được kiểm soát tốt nếu được điều trị đúng cách, dùng thuốc dự phòng điều đặn và tái khám định kỳ. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe.

Xem thêm video đang được quan tâm

TIN VUI: Vaccine COVID-19 COVAXIN Được Phê Duyệt Có Điều Kiện


Phương Anh
Ý kiến của bạn