Hiểu biết thêm về sức khỏe đường ruột
Mỗi ngày, chúng ta đều có những khám phá mới về các loại thực phẩm và chất bổ sung được cho là có tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng xác minh rằng sức khỏe đường ruột là yếu tố quan trọng trong việc giải quyết nhiều tình trạng bệnh lý.
Đường ruột có tới khoảng 500 triệu tế bào thần kinh, trong khi ở não có đến 100 tỷ tế bào thần kinh. Khoa học cũng cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa đường ruột và não bộ . Khi đường ruột khỏe mạnh sẽ có não bộ khỏe mạnh và ngược lại. Nên nhiều người đã lựa chọn ăn thực phẩm giàu lợi khuẩn để tăng cường sức khỏe tinh thần.
Sự liên kết giữa ruột và trục não bộ
Ruột và não có mối liên kết về nội tiết tố, miễn dịch và thần kinh, thông qua hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ruột chi phối chức năng của ruột, chúng được gọi bằng thuật ngữ hệ "trục não-ruột".
Trục não-ruột về cơ bản đề cập đến tín hiệu sinh hóa diễn ra giữa các tế bào thần kinh trong đường tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương. Con đường hai chiều này liên quan đến hệ thần kinh trung ương (CNS), hệ thần kinh ruột (ENS) và hệ vi khuẩn đường ruột, hoạt động như một mạng lưới tương tác phức tạp điều chỉnh các quá trình tiêu hóa, tâm trạng và sức khỏe tổng thể.
Hệ vi khuẩn đường ruột của con người, bao gồm hàng nghìn tỷ vi sinh vật, là nền tảng cho sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người. Các vi sinh vật này sản xuất ra các chất dẫn truyền thần kinh và các hợp chất hoạt động thần kinh, chẳng hạn như serotonin và axit gamma-aminobutyric (GABA), giúp hỗ trợ tâm trạng và chức năng nhận thức của chúng ta.
Khi hệ vi khuẩn đường ruột của chúng ta không hoạt động bình thường, cơ thể và tâm trí của chúng ta sẽ cảm nhận được. Các nghiên cứu cho thấy sức khỏe đường ruột kém có liên quan đến ung thư, bệnh tim mạch và bệnh viêm ruột cùng với các bệnh về sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm.
Các cơ chế trong ruột bao gồm kích hoạt hệ thống miễn dịch, thay đổi cấu trúc ruột và tình trạng viêm, do đó có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của não, cuối cùng ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của chúng ta. Tóm lại, ruột thực sự là bộ não thứ hai của cơ thể.
Tác động của thiền đến sức khỏe đường ruột
Các phương pháp thiền, từ thiền chánh niệm đến các bài tập thở sâu, với chủ ý tạo ra trạng thái thư giãn và tập trung. Trong khi các hình thức thiền đã có mặt ở nhiều nền văn hóa phương Đông trong nhiều thiên niên kỷ, thì phương pháp này cũng đang ngày càng có tác động lớn hơn ở các nền văn hóa phương Tây.
Ngoài những lợi ích về mặt tinh thần đã mô tả, các phương pháp này có thể dẫn đến những thay đổi về mặt sinh lý, chẳng hạn như giảm nhịp tim và hạ huyết áp, giúp giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Căng thẳng là tác nhân làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn chức năng đường ruột, ảnh hưởng đến nhu động ruột, chức năng hàng rào và hệ vi sinh vật đường ruột. Thông qua tác dụng giảm căng thẳng, thiền có thể ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe đường ruột bằng cách điều chỉnh những thay đổi liên quan đến căng thẳng này. Thiền giúp khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột, cải thiện chức năng hàng rào ruột và giảm viêm.
Căng thẳng mãn tính có thể gây tàn phá chức năng hệ tiêu hóa và trục não-ruột nhiều hơn. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi trong nhu động ruột, tăng tính thấm ruột (ruột bị rò rỉ) và những thay đổi trong hệ vi khuẩn đường ruột. Điều này đã được chứng minh là dẫn đến sự phát triển của các rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột mạn tính (IBD).
Mối liên hệ giữa căng thẳng, sức khỏe đường ruột và các rối loạn tiêu hóa không chỉ được xác định rõ ràng mà còn ngày càng gia tăng. Sự điều chỉnh liên quan đến căng thẳng của trục não - ruột có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các tình trạng như IBS và IBD, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kết hợp các khả năng giảm căng thẳng vào cuộc sống hàng ngày của bạn.
Quản lý căng thẳng hiệu quả là việc làm rất quan trọng để duy trì sức khỏe đường ruột. Các phương pháp thực hành như thiền Isha yoga, yoga, thiền chánh niệm và liệu pháp nhận thức hành vi đã được chứng minh là có thể làm giảm mức độ căng thẳng và do đó, tác động tích cực đến sức khỏe đường ruột. Việc áp dụng các phương pháp thực hành này vào cuộc sống của chúng ta ngày càng được chứng minh là một chiến lược quan trọng trong việc ngăn ngừa hoặc làm giảm các vấn đề sức khỏe liên quan đến đường ruột.
Tóm lại, mối quan hệ phức tạp giữa tâm trí và đường ruột đang dần được làm sáng tỏ. Thiền, thông qua đặc tính giảm căng thẳng, có thể tác động tích cực đến hệ vi sinh đường ruột, khiến nó trở thành một công cụ đầy hứa hẹn, có tác dụng điều trị và phòng ngừa để quản lý sức khỏe đường ruột, cùng với một loạt các triệu chứng khác.
Xem thêm video được quan tâm
Các biện pháp tăng sức đề kháng và giữ sức khỏe lúc giao mùa | SKĐS