Là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra và kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hormone do thận sản xuất.
Có hai loại, suy thận cấp tính và suy thận mạn tính.
• Suy thận cấp tính: Xảy ra trong thời gian ngắn, trước đó chưa từng xảy ra hoặc đã xảy ra nhưng chữa khỏi được. Suy thận cấp có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Một số trường hợp chuyển sang suy thận mạn tính.
• Suy thận mạn tính: Có hai loại, loại 1 suy thận do những bệnh khác gây nên; loại 2 do những bệnh từ quả thận sinh ra.
Triệu chứng
• Đau đầu do cao huyết áp, phù thũng tay chân, ói mửa, chán ăn, mệt mỏi, ngứa ngáy toàn thân.
• Móng tay, chân và niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu.
• Môi thâm, răng xỉn, đau xương và răng, chảy máu chân răng.
• Đi tiểu ra máu hoặc nước tiểu có chất đạm khi kiểm tra.
• Lượng nước tiểu giảm và đi tiểu ít đi.
• Ngoài ra, một số trường hợp còn bị đau eo lưng.
Nguyên nhân
Có 2 nguyên nhân chính:
• Viêm cầu thận thấp và cao huyết áp (dài ngày hoặc quá cao; áp lực máu mạnh gây phá hủy cầu thận). Biến chứng của bệnh tiểu đường.
• Suy thận cấp thường do người bệnh ăn phải một số thực phẩm như: mật cá, mật rắn, măng...
Cách phòng chống
• Bệnh nhẹ thì phải uống thuốc và ăn kiêng nghiêm ngặt. Chế độ ăn kiêng phải đủ dinh dưỡng và năng lượng nhưng phải thật ít chất đạm và muối.
• Khi bị suy thận đến giai đoạn cuối (chức năng thận chỉ còn 10 – 15%) cần phải lọc thận (chạy thận nhân tạo) suốt đời.
• Có 2 cách lọc thận: lọc thận qua màng bụng và lọc thận qua máu.
• Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện Việt Nam có hơn 5,3 triệu người bị suy thận.
• Trong đó 72.000 người bị suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu.
• 90% bệnh nhân suy thận tử vong vì không đủ tiền để lọc máu.