Suy thận do uống cỏ mực, dấu hiệu cảnh báo căn bệnh này

19-10-2023 15:00 | Bệnh người cao tuổi

SKĐS - Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân suy thận cấp sau thời gian uống cỏ mực, phải lọc máu để cứu tính mạng. Vậy, dấu hiệu suy thận cấp có biểu hiện như thế nào?

Nhiều người suy thận nặng vì uống cỏ mực chữa bệnhNhiều người suy thận nặng vì uống cỏ mực chữa bệnh

SKĐS - Gần đây, Bệnh viện Bình Dân (TPHCM) tiếp nhận nhiều bệnh nhân suy thận cấp, phải lọc máu để cứu tính mạng sau thời gian uống cỏ mực hoặc dùng viên uống làm trắng da được rao bán trôi nổi trên mạng internet.

Suy thận cấp là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Đây là tình trạng giảm mức lọc cầu thận một cách đột ngột, nhanh chóng trong vòng từ vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, chức năng của thận vẫn có thể được phục hồi.

Nguyên nhân của suy thận cấp

Suy thận cấp gây ra bởi nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân ngoài thận hoặc tại thận, làm suy sụp và mất chức năng tạm thời, cấp tính của cả hai thận, do ngừng hoặc suy giảm nhanh chóng mức lọc cầu thận.

Suy thận cấp xảy ra khi bệnh nhân gặp phải vấn đề nào đó làm chậm lưu lượng máu đến thận; Thận bị tổn thương; Niệu quản bị tắc nghẽn và các chất thải không thể rời khỏi cơ thể qua nước tiểu.

photo-1697689225669

Hình ảnh tổn thương thận.

Những tình huống có thể làm chậm lưu lượng máu đến thận và dẫn đến chấn thương thận bao gồm:

  • Đau tim hoặc bị bệnh tim
  • Mất máu
  • Sử dụng các loại thuốc huyết áp
  • Nhiễm trùng
  • Suy gan
  • Sử dụng thuốc aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác), naproxen natri (Aleve, những loại khác) hoặc các loại thuốc liên quan
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) với các thuốc hoặc thức ăn,...
  • Vết bỏng nặng
  • Mất nước nghiêm trọng

Triệu chứng của suy thận cấp

– Giảm lượng nước tiểu: Một trong những dấu hiệu đáng chú ý nhất của suy thận cấp là giảm lượng nước tiểu hoặc ngưng tiểu hoàn toàn.

– Phù: Phù tại vùng chân, bàn chân, tay, mặt hoặc các phần khác của cơ thể do việc giữ nước và muối trong cơ thể.

– Mệt mỏi và ăn kém: Do tích tụ các chất độc hại và chất thải trong máu.

– Buồn nôn và nôn: Có thể do tác động của các chất độc lên dạ dày và dấu hiệu của việc các chất thải không được loại bỏ qua thận.

– Đau lưng và vùng thắt lưng: đau và khó chịu ở vùng thắt lưng, thường xuất hiện ở phía lưng dưới.

Tim mạch:

+ Huyết áp có thể thấp trong giai đoạn đầu của vô niệu nếu nguyên nhân là sốc. Nếu vô niệu kéo dài huyết áp sẽ tăng, mức độ tăng huyết áp phụ thuộc vào lượng nước đưa vào cơ thể. Quá tải thể tích và tăng huyết áp có thể gây phù phổi cấp.

+ Rối loạn nhịp tim: Nếu có kali máu tăng sẽ gây rối loạn nhịp tim, có thể gây ngừng tim và tử vong.

+ Viêm màng ngoài tim, có thể gặp do urê máu tăng.

– Thần kinh: Có thể gặp chuột rút, co giật, hôn mê do rối loạn điện giải và urê máu tăng.

Suy thận do uống cỏ mực, dấu hiệu cảnh báo căn bệnh này - Ảnh 3.

Nhiều bệnh nhân suy thận cấp phải lọc máu để cứu tính mạng.

Chẩn đoán suy thận cấp

Ngoài các biểu hiện (tiểu ít hoặc bí tiểu, mất nước, mất máu, nhiễm trùng, đau quặn thận…) mà bác sĩ sẽ đánh giá sơ bộ và chỉ định các phương pháp cận lâm sàng phù hợp.

Các chẩn đoán bao gồm:

- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu giúp đưa ra bức tranh chính xác hơn về mức độ hoạt động của thận để các bác sĩ có phương án điều trị phù hợp.

- Xét nghiệm máu: Đây là một trong những xét nghiệm chính trong chẩn đoán suy thận cấp. Vai trò của xét nghiệm này đo nồng độ creatinine, ure, acid uric, điện giải (đặc biệt quan trọng là kali)… trong máu người bệnh để đánh giá chức năng của thận.

- Siêu âm bụng: Siêu âm giúp đánh giá, xác định thận suy thận là cấp hay mạn. Phương pháp này dùng để đánh giá kích thước thận còn bảo tồn thể hiện qua tình trạng phân biệt vỏ – tủy rõ. Đồng thời phát hiện các nguyên nhân gây tắc nghẽn trong tổn thương thận cấp tính có nguyên nhân sau thận.

- Chụp X-quang hệ niệu: Đây là một trong những biện pháp thường quy trong chẩn đoán bệnh thận, đặc biệt là các bệnh đến từ nguyên nhân tắc nghẽn, viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công, nhằm để đánh giá chức năng thận. X-quang hệ niệu còn có thể phát hiện sỏi trong tổn thương thận cấp sau thận do bế tắc.

Tóm lại: Suy thận cấp là một trong những bệnh lý nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời, tăng khả năng hồi phục và dự phòng biến chứng. Việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp bác sĩ quyết định phác đồ điều trị dành cho từng người bệnh.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách chăm sóc thận theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần dùng thuốc khi có bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Đọc kỹ các nhãn thuốc trước khi dùng, bao gồm cả thuốc giảm đau không kê đơn.

Không tự ý dùng các thực phẩm chức năng rao bán trên mạng. Thường xuyên liên hệ với bác sĩ điều trị để quản lý các bệnh liên quan đến thận và các bệnh mạn tính khác. Khám sức khỏe định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ

Xây dựng lối sống lành mạnh, thiết lập một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng các nhóm thực phẩm, tăng cường rau xanh và trái cây, tránh thực phẩm giàu đường, muối và chất béo. Hạn chế bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích

Tăng cường vận động phù hợp với thể trạng bằng các môn thể thao lành mạnh như: bơi lội, đi bộ, chạy bộ…

3 lưu ý phòng sỏi thận tái phát trong mùa hè3 lưu ý phòng sỏi thận tái phát trong mùa hè

SKĐS- Sỏi thận là tình trạng bệnh xảy ra ở thận do sự lắng cặn muối và khoáng hình thành bên trong thận. Khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm là những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc sỏi thận.

ThS.BS. Nguyễn Thị Hường
Ý kiến của bạn