Suy hô hấp nguy kịch do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cần làm gì để phòng bệnh?

24-08-2023 10:19 | Y học 360

SKĐS - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân N.V.C sinh năm 1965 ở Tân Định, Thái Nguyên bị suy hô hấp mức độ nguy kịch trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Sơ cấp cứu suy hô hấp cấpSơ cấp cứu suy hô hấp cấp

Suy hô hấp cấp là tình trạng thiếu oxy máu do: tai nạn đuối nước và các bệnh phổi, tim, chấn thương… gây ra. Dịp nghỉ hè, ngoài các biện pháp phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em, chúng ta cũng cần biết cách xử trí suy hô hấp cấp để cấp cứu người bị đuối nước và các bệnh lý gây suy hô hấp.

Được biết, bệnh nhân N.V.C mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã lâu, vẫn điều trị ngoại trú theo sổ. Tuy nhiên, trước ngày phải đến khám theo lịch khám định kỳ, bệnh nhân đột ngột xuất hiện cơn khó thở cấp tính. Dù đã được cấp cứu và xử lý tại tuyến cơ sở, nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm, thậm chí người bệnh ngày càng khó thở hơn, mệt nhiều, kích thích, vã mồ hôi và phải thở gắng sức.

Sau khi được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, bệnh nhân được các bác sĩ tiến hành cấp cứu và đánh giá có tình trạng suy hô hấp mức độ nguy kịch. Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định đặt ống nội khí quản, thở máy hỗ trợ, dùng thuốc giãn phế quản đường tĩnh mạch.

Sau 1 ngày bệnh nhân tiến triển tốt, các bác sĩ đã tiến hành cai máy thở và rút ống nội khí quản, chuyển sang thở oxy cho người bệnh. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân hoàn toàn ổn định và được xuất viện trở về nhà.

Căn bệnh này vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm, nhưng có thể duy trì sự sống, cũng như cải thiện đáng kể những triệu chứng mà bệnh gây ra. Dưới đây là những thông tin hướng dẫn cụ thể cho người bệnh.

Suy hô hấp nguy kịch do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, dấu hiệu để phát hiện sớm - Ảnh 2.

Suy hô hấp nguy kịch do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những bệnh lý gây tử vong cao (5% số ca tử vong trên thế giới mỗi năm). Tại nước ta số người mắc phải căn bệnh nguy hiểm này cũng đã tăng lên rất nhiều, đặc biệt là những người ở độ tuổi ngoài 40. 

Nguyên nhân chính gây ra bệnh COPD là do hút thuốc lá, khói bụi độc hại. Bên cạnh đó, những người thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá, làm việc trong môi trường có quá nhiều hóa chất độc hại hoặc khói đốt cháy từ các nhiên liệu, có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh. Đặc biệt, một số bệnh nhân COPD sau khi điều trị đợt cấp tính tại bệnh viện, bệnh ổn định và được xuất viện. Nhưng về nhà không tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ, vẫn hút thuốc lá, không đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, không chịu điều trị hoặc điều trị không đúng… Với những trường hợp này bệnh COPD sẽ nặng lên, khiến cho bệnh nhân bị khó thở, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và nguy cơ tử vong cao.

Trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như sau:

- Đang điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng có phương pháp hoặc loại thuốc, liều thuốc không phù hợp, khiến cho bệnh không những không thuyên giảm mà còn gây ra biến chứng suy hô hấp.

- Người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp do một số loại vi khuẩn có hại hoặc virus.

- Người bệnh đang kết hợp sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ cũng có khả năng dẫn tới suy hô hấp.

- Một số bệnh lý có liên quan đến phổi như tắc mạch phổi, nhiễm trùng não, suy tim... đều có thể gây ra tình trạng suy hô hấp nặng ở người bệnh COPD.

- Một số yếu tố ngoại cảnh như môi trường bị ô nhiễm, người bệnh hít phải khí độc hại, người bệnh đang điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng vẫn hút thuốc lá... tất cả đều có thể gây ra biến chứng suy hô hấp nặng.

- Đã từng có rất nhiều trường hợp bệnh nhân đang điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất hiệu quả, nhưng vẫn gặp phải tình trạng bị suy hô hấp. Chính vì vậy, bệnh nhân đang có nguy cơ bị suy hô hấp (đặc biệt là những đối tượng người bệnh COPD) cần chú ý hơn đến các dấu hiệu suy hô hấp để kịp thời xử lý, tránh rủi ro xảy ra.

Suy hô hấp nguy kịch do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, dấu hiệu để phát hiện sớm - Ảnh 4.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần chú ý hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân để tránh nguy cơ bị suy hô hấp nặng. Ảnh minh hoạ.

Cần làm gì để phòng suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Để tránh được bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay tình trạng suy hô hấp nặng, mỗi cá nhân cần đặt biệt tránh xa thuốc lá và các chất cấm gây nghiện khác.

Giữ gìn môi trường sống lành mạnh không ô nhiễm, chú ý đến việc mang các vật dụng bảo hộ đường thở khi tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại.

Đặc biệt đối với người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang điều trị bệnh, cần lựa chọn cơ sở uy tín để chữa bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa và tuyệt đối không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần chú ý hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân, để tránh nguy cơ bị suy hô hấp nặng. Những đối tượng người bệnh COPD gặp phải trường hợp suy hô hấp nặng thường gặp như: Người bệnh đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng không chịu điều trị hoặc điều trị không đúng, nguy cơ bị suy hô hấp nặng là rất cao.

Bệnh nhân đang điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng hoàn toàn sai phương pháp, dẫn tới tình trạng bệnh không giảm thiểu, các biến chứng có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn.

Người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng không tuân theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn mà vẫn: Tiếp tục hút thuốc lá hay các chất gây nghiện khác, tiếp xúc với các chất độc hại, sống trong môi trường bị ô nhiễm...

Những bệnh nhân đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và gặp phải nguồn lây nhiễm các bệnh hô hấp khác, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn và nguy cơ xuất hiện biến chứng cao hơn

Khi có các biểu hiện như: Khó thở tăng dần; Thở rít liên tục; Khạc đờm nhiều, đờm cục có màu; Đổ mồ hôi; Cơ thể tím tái; Thần trí bất ổn; Có thể bị ngất xỉu, hôn mê… cần nhập viện ngay để được cấp cứu kịp thời.

Mời độc giả xem thêm video:

Cứu Sống Bé Trai Sốc Sốt Xuất Huyết Nặng, Biến Chứng Suy Hô Hấp Kèm Xuất Huyết Tiêu Hóa I SKĐS


BS Nguyễn Văn Dũng
Ý kiến của bạn