Chứng suy giáp là thiếu hụt hormone tuyến giáp. Tình trạng này còn được gọi là tuyến giáp hoạt động kém. Suy giáp có thể không gây ra các triệu chứng đáng chú ý trong giai đoạn đầu. Suy giáp được chẩn đoán bằng các đặc điểm lâm sàng xuất hiện trên khuôn mặt như da và tóc, giọng nói chậm khàn, da khô và nồng độ các hormone tuyến giáp thấp.
Triệu chứng của suy giáp
Các triệu chứng và dấu hiệu của suy giáp nguyên phát chủ yếu thường âm thầm và khó nhận biết. Nhiều cơ quan trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng.
- Không chịu được lạnh, tăng cân nhẹ (do lưu giữ nước và giảm chuyển hóa), hạ thân nhiệt; biểu hiện thần kinh: Hay quên, dị cảm đầu ngón tay và ngón chân (thường do hội chứng ống cổ tay gây ra bởi sự lắng đọng protein trong các dây chằng xung quanh cổ tay và mắt cá chân)...
- Các biểu hiện tâm thần: Thay đổi về nhân cách, mờ các nếp nhăn trên khuôn mặt, chứng mất trí hoặc loạn thần (chứng điên phù niêm).
- Biểu hiện da: Mặt phù; phù niêm; lông thưa, thô và khô; tóc khô, thưa, dễ gãy; da dày, khô, bong vảy, caroten huyết, đặc biệt đáng chú ý trên lòng bàn tay và lòng bàn chân (gây ra bởi sự lắng đọng carotene trong lớp biểu bì da giàu lipid); lưỡi to do lắng đọng chất nền có protein trong lưỡi.
- Các biểu hiện mắt: Sưng phù quanh mắt, mí mắt giảm vận động do giảm kích thích giao cảm. Bạn sẽ cảm thấy mí mắt sụp xuống và có bọng mắt.
- Biểu hiện đường tiêu hóa: Táo bón
- Biểu hiện phụ khoa: Rong kinh hoặc vô kinh thứ phát.
- Các biểu hiện tim mạch: Thở gấp, nhịp tim chậm, khám thấy tim to.
- Các biểu hiện khác: Tràn dịch màng phổi hoặc ổ bụng (tràn dịch màng phổi tiến triển chậm và hiếm khi gây ra tình trạng suy hô hấp hoặc rối loạn huyết động), giọng khàn và nói chậm. Ít có hứng thú về tình dục.
Suy giáp thứ phát được đặc trưng bởi da và tóc khô, da mất sắc tố, lưỡi chỉ to nhẹ, ngực không phát triển, và huyết áp thấp. Hay gặp hạ đường huyết vì suy thượng thận hoặc thiếu hụt hormone tăng trưởng phối hợp.
Biến chứng của suy giáp
Suy giáp không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:
Bướu cổ do suy giáp
Suy giáp có thể khiến tuyến giáp trở nên to hơn. Tình trạng này được gọi là bướu cổ. Bướu cổ lớn có thể gây ra các vấn đề khi nuốt hoặc thở.
Vấn đề tim mạch
Suy giáp có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim và suy tim cao hơn. Điều đó chủ yếu là do những người có tuyến giáp hoạt động kém có xu hướng phát triển mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) cao - cholesterol "xấu".
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Suy giáp không được điều trị trong một thời gian dài có thể làm hỏng các dây thần kinh ngoại biên. Đây là những dây thần kinh mang thông tin từ não và tủy sống đến phần còn lại của cơ thể. Bệnh có thể gây đau, tê và ngứa ran ở cánh tay và chân.
Cơ thể khô khan
Nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể cản trở quá trình rụng trứng, hạn chế khả năng sinh sản. Một số nguyên nhân gây suy giáp, chẳng hạn như rối loạn tự miễn dịch, cũng có thể gây hại cho khả năng sinh sản.
Dị tật bẩm sinh
Trẻ sinh ra từ những người mắc bệnh tuyến giáp không được điều trị có thể có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn so với trẻ sinh ra từ những bà mẹ không mắc bệnh tuyến giáp.
Myxedema hôn mê
Đây là trường hợp hiếm gặp, và có thể đe dọa đến tính mạng khi chứng suy giáp không được điều trị trong một thời gian dài. Các triệu chứng bao gồm không chịu được lạnh và buồn ngủ, tiếp đến là thiếu năng lượng trầm trọng và sau đó là bất tỉnh. Myxedema hôn mê cần điều trị y tế khẩn cấp.
Ngoài ra trẻ sơ sinh bị suy giáp mà không được điều trị có nguy cơ gặp các vấn đề nghiêm trọng về phát triển thể chất và tinh thần. Nhưng nếu tình trạng này được chẩn đoán trong vài tháng đầu đời, cơ hội phát triển bình thường là rất cao.
Xem thêm video được quan tâm:
Sau Sinh, Bao Lâu Được Quan Hệ Tình Dục Trở Lại? | SKĐS