Suy giãn tĩnh mạch – kẻ thầm lặng lấy đi thanh xuân của mẹ

02-06-2022 19:00 | Y học 360

Vết hằn của thời gian không chỉ nằm trên những nếp nhăn, hay sự lão hoá của cơ thể mà còn ở đôi bàn chân chịu sức nặng khi mẹ mang bầu, chịu sức nặng của cả cơ thể mỗi khi mẹ đứng bếp nấu cho chồng cho con những bữa cơm ngon lành và ấm nóng, đôi bàn chân trên mọi hành trình mẹ song hành cùng bạn.

Ít ai nhận ra kẻ thầm lặng đang rút ngắn thanh xuân và gieo cơn đau lên đôi chân của mẹ chính là căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, không di chuyển lên tĩnh mạch chủ và trở về tim như bình thường. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ở những người vợ, người mẹ hay người bà cao gấp ba lần nam giới và đang có xu hướng trẻ hoá ở phụ nữ khi mới bước sang độ tuổi 30. Sự chênh lệch này đến từ đâu, vì sao phụ nữ lại có nhiều nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch?

Nhận diện "thủ phạm" tàn phá đôi chân của mẹ

Tại chương trình truyền hình trực tuyến Những điều cần biết về căn bệnh thời hiện đại - Suy giãn tĩnh mạch do Báo Sức khỏe và Đời sống thực hiện, các chuyên gia cho biết, một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất dẫn đến chứng suy giãn tĩnh mạch là do quá trình mang thai, mang thai nhiều lần. Cùng sự phát triển của kích thước bào thai, các tĩnh mạch (đặc biệt là tĩnh mạch chủ dưới) bị chèn ép gây giảm lưu thông máu, khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Đồng thời, nội tiết tố thay đổi, lượng Progesterone tăng cao trong quá trình sinh nở cũng là "thủ phạm" làm giãn và sưng tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch – kẻ thầm lặng lấy đi thanh xuân của mẹ - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, tư thế sinh hoạt, làm việc hàng ngày cũng là cái cớ để bệnh suy giãn tĩnh mạch "gõ cửa ghé thăm." Do phải đảm trách việc nhà, đứng hay ngồi làm việc quá lâu khiến các tĩnh mạch trong đôi chân mẹ chịu nhiều áp lực. Ngoài ra, bệnh còn do các yếu tố nguy cơ khác như di truyền, béo phì hay táo bón.

Các triệu chứng điển hình của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể kể đến như đau chân, nặng chân, sưng chân. Những biểu hiện này có thể không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với đau chân thông thường. Các chuyên gia chia sẻ, nếu các dấu hiệu trên xuất hiện vào chiều tối và trở lại bình thường sau đó thì có thể đưa ra kết luận là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Ngoài ra, khi phải đứng lâu hoặc ngồi nhiều, bệnh sẽ có triệu chứng như chân xuất hiện những mạch máu nhỏ li ti, nổi gân xanh và tình trạng chuột rút sẽ tăng nặng vào cuối ngày.

Chăm sóc và nâng niu đôi chân của mẹ

Suy giãn tĩnh mạch có thể được cải thiện nhờ những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe trên không và giảm trọng lực cho đôi chân bằng cách mang dép đế bằng. Chia sẻ thêm về việc chăm sóc đúng cách cho đôi chân của mẹ, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên gác chân (khoảng 15-20 cm) khi ngủ để dòng máu lưu thông về tim dễ dàng hơn, tắm nước lạnh xả từ phần đùi xuống giúp cơn đau thuyên giảm.

Song song, các mẹ nên thực hiện chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên thực phẩm chứa Flavonoid - chất giúp cải thiện lưu thông máu. Một số thực phẩm chứa Flavonoid như bông cải xanh, ớt chuông, các loại trái cây họ cam, tỏi,... Hơn nữa, có thể kết hợp điều trị bằng phương pháp nội khoa là mang tất y khoa để giảm thiểu tình trạng ứ trệ máu và giảm phù chân.

Bên cạnh việc thay đổi lối sống khoa học hơn, các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân nên dùng thuốc trợ tĩnh mạch ít nhất trong thời gian 6 tháng.

Thuộc dòng thuốc điều trị suy tĩnh mạch phổ biến hàng đầu hiện nay, Daflon 500mg từ Pháp, được chiết xuất từ vỏ cam non - nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên với 5 loại Flavonoids, kết hợp cùng công nghệ bào chế nhằm đem lại hiệu quả trong việc điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Daflon 500mg có tác dụng điều trị các triệu chứng liên quan đến suy giảm tĩnh mạch bạch huyết (nặng chân, đau, hội chứng nhức chân tăng nặng vào cuối ngày).

Và quan trọng hơn cả giúp kiểm soát đôi chân trước chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch, các mẹ có thể theo dõi website https://daflon.com.vn/gian-tinh-mach-daflon-500/hieu-ve-benh/ để có những hiểu biết chính xác nhất về bệnh cũng như những kiến thức chăm sóc đôi chân. Đừng để chứng suy giãn tĩnh mạch cản trở mẹ hưởng thụ tuổi thanh xuân tươi đẹp của chính mình.


PV
Ý kiến của bạn