Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch ngoại biên giãn ra, nổi trên bề mặt da, hệ thống van xảy ra vấn đề tạo ra áp lực lớn khiến sự lưu thông máu về tim bị rối loạn chảy theo chiều ngược lại. Áp lực này tác động lên tĩnh mạch khiến tĩnh mạch chân nổi lên.
Giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới tức chân do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực cơ thể khi người bệnh phải đứng nhiều.
Nguyên nhân thì nhiều nhưng chủ yếu là do yếu tố hệ thống van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên. Những nhóm người này là dễ mắc nhất:
- Do quá trình thoái hóa ở tuổi già.
- Do hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc môi trường làm việc ngồi nhiều, đứng nhiều, ít vận động, ẩm thấp,… khiến cho áp lực tĩnh mạch ở chân tăng lên, lâu ngày dẫn đến tổn thương van.
- Do mắc bệnh béo phì hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, ít chất xơ và vitamin.
Các dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch
Bệnh tiến triển âm thầm, giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng, đôi khi chỉ là cảm giác khó chịu nhẹ và nặng hơn ở chân. Vùng da bị giãn tĩnh mạch có thể ngứa hoặc nóng hơn.
Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể thấy dễ mỏi chân khi đứng lâu, phù nhẹ nếu ngồi trong thời gian dài, có cảm giác như kim châm hoặc kiến bò trên bắp chân, chuột rút ban đêm...
Người bệnh có thể nhìn thấy các mạch máu nhỏ như tĩnh mạch xuất hiện trên bề mặt da giống mạng nhện. Các triệu chứng trên có thể biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi bởi tình trạng tĩnh mạch không bị giãn nhiều. Chính vì vậy nhiều khi người bệnh ít chú ý, dễ bỏ qua.
Khi xuất hiện các triệu chứng này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay: Căng tức ở bắp chân, nặng và mỏi chân, bắp chân bị chuột rút ban đêm, bàn chân sưng, ngứa, đặc biệt là ở vùng mắt cá chân. Bị viêm, gân xanh dọc theo da đùi, mắt cá chân hoặc đầu gối, da đổi màu, loét hoặc thậm chí nhiễm trùng mô mềm khu mắt cá chân…
Giải pháp hỗ trợ giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch và làm bền thành mạch
Tình trạng giãn tĩnh mạch chân trong giai đoạn đầu có thể được cải thiện khi thay đổi thói quen sinh hoạt chẳng hạn như hạn chế đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế; bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin C và chất xơ giúp hỗ trợ tăng cường cho sức bền thành mạch, mặc trang phục rộng rãi,…
Tuy nhiên đối với trường hợp giãn tĩnh mạch ở giai đoạn nặng hơn thì ngoài các biện pháp trên nên kết hợp với các phương pháp ngoại khoa có xâm lấn như đốt tĩnh mạch với laser hoặc sóng cao tần, chích xơ tĩnh mạch, dùng keo sinh học để dán thành tĩnh mạch. Ngoài ra, ta cũng có thể kết hợp sử dụng một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ làm giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TM –Kingphar là sản phẩm hỗ trợ làm bền thành mạch máu, hỗ trợ giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch do thành mạch kém.
- Thành phần mỗi viên nén bao phim chứa:
Chiết xuất cây phỉ: 150mg
Chiết xuất hạt dẻ ngựa: 100mg
Chiết xuất diếp cá: 80mg
Chiết xuất đan sâm: 80mg
Chiết xuất hòe hoa: 60mg
Chiết xuất hồng hoa: 60mg
Chiết xuất xuyên khung: 55mg
Chiết xuất cam thảo: 35mg
Phụ liệu: Tinh bột sắn, lactose, povidon k30, magie stearate, talc, hypromellose, titan dioxit, brilliant blue, sunset yellow, ponceau 4r vừa đủ 1 viên nén bao phim
- Công dụng: Hỗ trợ làm bền thành mạch máu, hỗ trợ giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch do thành mạch kém.
- Đối tượng sử dụng: Người có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch do thành mạch kém.
- Cách dùng: Ngày 2 - 3 lần mỗi lần 1 viên, uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 - 2 giờ. Nên dùng thường xuyên.
- Lưu ý: Không dùng cho người mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi:
CÔNG TY CỔ PHẦN KINGPHAR VIỆT NAM
Địa chỉ: Thôn Bình Phú, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: 024.3715.3780 / 0986 356 663
Email: kingphardinhvang@gmail.com
Website: https://kingphar.vn/