Hà Nội

Suy giảm sức đề kháng – 4 điều không thể bỏ qua để phòng tránh

30-07-2022 20:00 | Y học 360
google news

Hệ miễn dịch của cơ thể có được gồm 3 loại: Miễn dịch tự nhiên, miễn dịch thu được và miễn dịch thụ động. Bất cứ loại miễn dịch nào cũng quan trọng với cơ thể vì đều có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập gây hại của tác nhân gây bệnh đặc trưng.

Khi hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng giảm, cơ thể dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh từ môi trường hơn, biến chứng bệnh cũng nghiêm trọng hơn.

Suy giảm sức đề kháng – Vì đâu nên nỗi?

Nguyên nhân gây giảm sức đề kháng có thể kể đến như sau:

- Suy giảm miễn dịch: Sức đề kháng có liên hệ trực tiếp với hệ miễn dịch, suy giảm miễn dịch là nguyên nhân chính khiến cơ thể dễ mắc bệnh nghiêm trọng hơn. Những nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch bao gồm: Suy giảm miễn dịch tiên phát: do khiếm khuyết về mặt di truyền và rối loạn tế bào mầm,...; Suy giảm miễn dịch thứ phát: do can thiệp phẫu thuật, do tia bức xạ X, chấn thương, do điều trị kìm tế bào,...

Suy giảm sức đề kháng – 4 điều không thể bỏ qua để phòng tránh - Ảnh 1.

Suy giảm sức đề kháng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

- Lạm dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh tuy có tác dụng điều trị bệnh do nhiễm khuẩn nhưng sẽ làm rối loạn miễn dịch, suy giảm sức đề kháng. Do vậy, việc lạm dụng kháng sinh là cần tránh vì dễ khiến cơ thể yếu hơn, khả năng chống chịu với vi khuẩn gây bệnh cũng bị ảnh hưởng.

- Căng thẳng kéo dài: Bị căng thẳng kinh niên thì nồng độ hormon như testosteron và estrogen bị suy giảm gây mất cân bằng, làm cho hệ miễn dịch giảm khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh..

- Uống không đủ nước: Nước không chỉ có vai trò trong việc làm mát cũng như nhiều quá trình sống của cơ thể mà nước còn giúp thận lọc bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể. Người uống ít nước thường gặp tình trạng sức khỏe yếu, dễ mắc bệnh.

- Thức quá khuya: Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Việc thức quá khuya thường xuyên sẽ khiến cơ thể hạn chế sản xuất melatonin, từ đó hệ miễn dịch không tạo được nhiều tế bào vi khuẩn nên khả năng chống lại tác nhân gây bệnh cũng yếu đi.

Bảo vệ cơ thể trước nguy cơ suy giảm sức đề kháng

Theo TS.BS Dương Trọng Hiền – Trưởng Khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Cơ thể nội sinh và môi trường bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bản chất nó là một thể thống nhất. Vì vậy, để có sức đề kháng tốt, thì thể thống nhất đó phải được cân bằng. Nếu sức đề kháng kém, hệ miễn dịch cũng trở nên suy yếu, đồng nghĩa với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng lên, nguy cơ mắc bệnh nặng hơn và thời gian lành bệnh cũng lâu hơn bình thường.

Trước hết, nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể phải sạch và đủ.

Thứ hai là hạn chế các yếu tố độc hại ảnh hưởng lên hệ miễn dịch.

Thứ ba là hệ thần kinh. Hệ thần kinh là hệ cơ quan phân hóa cao nhất và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể con người. Nếu cơ quan này xuất hiện bất cứ thương tổn nào đều gây ra các tác động nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, để có sức khoẻ tốt, hệ thần kinh (bao gồm hệ thần kinh thực vật và hệ thần kinh động vật) phải cân bằng. Trong đó, luôn lạc quan, tích cực là yếu tố quan trọng để có hệ thần kinh khoẻ mạnh.

Thứ tư, là cần duy trì cho cơ thể một chế độ dinh dưỡng tốt, một môi trường lành mạnh để nâng cao sức khoẻ. Không thể phủ nhận, dinh dưỡng chính là yếu tố thiết yếu để có sức đề kháng tốt. Bên cạnh những yếu tố khách quan khó có thể thay đổi như tuổi, giới, bộ gen, môi trường sống, thì cũng có những yếu tố chủ quan như dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, mức độ vận động… Trong đó vai trò của dinh dưỡng là đặc biệt nổi bật.

PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Huyền, Trưởng Khoa Nội tiết Cơ xương khớp – Bệnh viện Lão Khoa TW, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Lão Khoa – Trường ĐH Y Hà Nội: Theo tuổi tác, hệ miễn dịch có thể suy giảm, tuy nhiên nếu chúng ta tập luyện tốt, dinh dưỡng tốt, đảm bảo các môi trường cân bằng thì hệ miễn dịch có thể bền vững hơn. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày thì các nguy cơ tử vong, nguy cơ các bệnh như ung thư có thể giảm đến 10%.

Mỗi người có một thể trạng khác nhau. Do đó, để có sức đề kháng tốt, trước hết chúng ta cần tính toán nhu cầu cơ bản phù hợp với cơ thể cũng như hoạt động hàng ngày để có kế hoạch dinh dưỡng, tập luyện cho phù hợp.

Suy giảm sức đề kháng – 4 điều không thể bỏ qua để phòng tránh - Ảnh 2.

 


Khánh Chi
Ý kiến của bạn