Nghiên cứu mới của ĐH Queen Mary ở London chỉ ra rằng ngay cả với chế độ ăn uống lành mạnh, suy giảm chức năng hệ miễn dịch từ khi sinh có thể góp phần gây ra tình trạng suy dinh dưỡng suốt đời.
Hệ miễn dịch của chúng ta không chỉ chống lại nhiễm trùng, nó ảnh hưởng tới chuyển hoá, chức năng thần kinh và sự tăng trưởng, những điều này có thể góp phần gây suy dinh dưỡng.
Việc sử dụng quá ít calo vì thiếu thực phẩm, tình trạng không thể hấp thu dinh dưỡng một cách hiệu quả hoặc quá nhiều chất béo và đường trong chế độ ăn có thể gây ra những khiếm khuyết trong hệ miễn dịch.
Hệ miễn dịch suy yếu có thể gây ra nhiều bệnh gây viêm như chức năng dạ dày suy giảm, phản ứng với nhiễm trùng kém cũng như gánh nặng chuyển hoá cao. Ngoài ra, nó có thể giảm số lượng tế bào bạch cầu, da và niêm mạc ruột dễ bị mầm bệnh tấn công. Hệ miễn dịch bị thay đổi có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bất kể chế độ ăn uống như thế nào. Điều này là vì suy giảm chức năng được ghi lại trong ADN thông qua các chỉ dấu biểu sinh. Hệ miễn dịch bị thay đổi sau đó gây suy dinh dưỡng thậm chí ngay cả khi trẻ có chế độ ăn uống lành mạnh. Dạng suy dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn cầu là thể thấp còi khi trẻ không đạt chiều cao tiêu chuẩn. Nhắm vào con đường miễn dịch có thể là phương pháp mới làm giảm tình trạng sức khoẻ kém và tử vong do suy dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng.