Hà Nội

Sứt môi 
và hở hàm ếch

07-10-2015 16:08 | Bệnh trẻ em
google news

Sứt môi và hở hàm ếch là các khiếm khuyết bẩm sinh và thường có 3 dạng: Sứt môi mà không bị hở hàm; Hở hàm mà không sứt môi; Sứt môi và hở hàm ếch.

Sứt môi là dị hình bẩm sinh có một khe nứt ở một bên hay cả hai bên đường giữa môi trên.

Hở hàm ếch là khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi. Một số trẻ mắc bệnh này hở cả bộ phận trước và bộ phận phía sau của vòm miệng, trong khi các trẻ khác chỉ bị hở một phần.

Triệu chứng:

Trẻ bị sứt môi và hở hàm ếch thường không có đủ mô ở miệng, và mô này không kết hợp với nhau thích hợp để hình thành vòm miệng. Dấu hiệu của bệnh được nhìn thấy rõ ràng khi siêu âm thai hoặc ngay khi sinh ra với đặc điểm: môi bị sứt, hàm ếch hở ra. Đi kèm với đó là trẻ hay bị mắc bệnh cúm, điếc, khiếm khuyết khả năng nói, bú khó khăn.

Sứt môi 
và hở hàm ếch

Nguyên nhân:

Sứt môi và hở hàm ếch xảy ra trong giai đoạn thai kỳ và các nhà khoa học vẫn chưa chỉ ra được rõ ràng các nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên nhiều chuyên gia tin nó có thể là sự kết hợp của một số yếu tố sau:

• Tiền sử bị bệnh: Nguy cơ trẻ mắc bệnh này càng cao hơn khi trẻ có bố mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh hở môi hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh này.

• Do phụ nữ mang thai hút thuốc và uống rượu trong khoảng 6-8 tuần đầu thai kỳ.

• Nhiễm chất độc màu da cam.

• Thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại khi mang thai.

Nhiễm virus, siêu vi, cảm cúm khi mang thai, nhiễm trùng vi trùng giang mai.

• Phụ nữ mang thai khi bệnh cảm tự ý uống thuốc mà không theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.

• Yếu tố di truyền ông bà, cha mẹ truyền sang con.

• Tiền sử gia đình có người bị.

• Cha mẹ sinh con trên 40 tuổi có nhiều nguy cơ.

Cách phòng chống:

• Mẹ không sinh con tuổi trên 40 vì xác suất dị tật thai nhi tỷ lệ thuận với tuổi mang thai.

• Trong thời gian mang thai, bà mẹ cần chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ và khám thai định kì.

• Tránh tiếp xúc với các tác nhân tác động lên thai nhi: chất hóa học, tia xạ, hoặc stress tinh thần.

• Khám và điều trị các bệnh cấp và mạn tính, nhất là bà mẹ mang thai phải phòng bệnh tốt trong 3 tháng đầu thai kỳ - đây là thời gian kết nối các tổ chức răng hàm mặt.

• Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ nên chích ngừa rubella.

• Ngoài ra, trong thời gian mang thai bà mẹ cần bổ sung acid folic mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ dị tật vùng hàm mặt rất nhiều. Acid folic có nhiều trong rau xanh, cải, rau muống, có trong trái cây họ hàng nhà cam, quýt , đậu , gạo, các thực phẩm động vật như gan thận, men bia.

• Trẻ bị sứt môi hay hở hàm ếch cần được xem xét bởi nhiều chuyên gia khác nhau như bác sỹ phẫu thuật tạo hình, bác sỹ chuyên khoa tai-mũi-họng, bác sỹ phẫu thuật miệng, bác sỹ chỉnh răng, nha sĩ, nhà trị liệu khả năng nói, nhà thính học, các chuyên gia tâm lý và chuyên gia xã hội học. Họ sẽ đánh giá quá trình phát triển bình thường của trẻ, kiểm tra khả năng nghe, nói, dinh dưỡng, răng và trạng thái cảm xúc của trẻ.

• Phẫu thuật tạo hình có thể tái tạo lại môi và hàm ếch bị hở.

• Việc điều trị thường bắt đầu ở vài tháng đầu sau khi trẻ được sinh ra.

Trong khi trẻ trai bị sứt môi nhiều hơn thì bé gái lại bị hở hàm ếch nhiều hơn bé trai.


Ý kiến của bạn