Sụp mi là gì
Các bác sĩ nhãn khoa Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho hay, sụp mi là khi mí mắt trên bị sụp xuống bất thường khi mắt nhìn thẳng. Mí mắt có thể chỉ hơi rủ xuống một chút hoặc nhiều đến mức che phủ con ngươi. Sụp mi có thể hạn chế hoặc thậm chí chặn hoàn toàn tầm nhìn bình thường, làm ảnh hưởng ít nhiều đến thị lực, thị trường và thẩm mỹ của bệnh nhân
Trẻ em và người lớn đều có thể mắc bệnh sụp mi. Tuy nhiên, tình trạng này không quá nguy hiểm và có thể được điều trị bằng các phương pháp khác nhau để cải thiện thị lực cũng như thẩm mỹ.
Nguyên nhân sụp mi và liên quan đeo kính không?
Nguyên nhân dẫn đến sụp mi có thể là do di truyền hoặc tổn thương mắt. Sụp mi cũng có nhiều khả năng xảy ra theo tuổi tác.
Sụp mi bẩm sinh là một tình trạng thường gặp ở trẻ với 1 bên mắt. Điều này có thể xảy ra do vấn đề với cơ nâng mi như: Tổn thương cơ nâng mi (teo cơ mi), sự bất thường ở chỗ bám của cơ nâng mi, và tổn thương một phần thần kinh chi phối cơ nâng mi.
Trẻ bị sụp mi bẩm sinh thường ngửa đầu ra sau, nâng cằm hoặc nhướn mày để cố gắng nhìn rõ hơn. Theo thời gian, những chuyển động này có thể gây ra các vấn đề về đầu, cổ và sự phát triển cột sống của trẻ. Đôi khi, một đứa trẻ sinh ra bị bệnh sụp mi cũng có thể mắc các vấn đề khác liên quan đến mắt như liệt dây thần kinh số 3 bẩm sinh (một phần hoặc hoàn toàn), thường kết hợp với lác ngoài và giãn đồng tử. Bệnh xảy ra do chấn thương hoặc khối u chèn ép đường dẫn truyền thần kinh.
Sụp mi mắt do nhược cơ là một bệnh tự miễn liên quan đến nồng độ Acetylcholin ở thần kinh cơ. Bệnh thường khởi phát ở tuổi dậy thì ở một hoặc 2 mắt với đặc trung là mức độ sụp mi thay đổi trong ngày, thường nặng ở cuối ngày. Chẩn đoán có thể dựa vào nghiệm pháp prostigmine.
Sụp mi cơ học xảy ra do bị chèn ép phần trên hốc mắt hoặc vùng lân cận bởi các khối u (như u dạng bì, u mạch máu, u xơ thần kinh...), phù, viêm, dị dạng sọ mặt hoặc khi có sẹo kết mạc co kéo làm hạn chế vận động của mi.
Sụp mi do thần kinh gây ra bởi nhiều thể bệnh như: Liệt dây thần kinh sọ số III bẩm sinh (một phần hoặc hoàn toàn), Hội chứng hạn chế nâng một mắt, hay liệt nâng kép, Hiện tượng Marcus – Gunn hay hội chứng Horner bẩm sinh…
Cuối cùng là sụp mi do thừa da mi ở người già. Nguyên nhân có thể là do lão hóa hoặc chấn thương mắt. Đôi khi bệnh sụp mi xảy ra như một tác dụng phụ sau một số cuộc phẫu thuật mắt.
Theo các chuyên gia, dựa vào các nguyên nhân dẫn đến sụp mi trên có thể khẳng định, các thông tin cho rằng đeo kính làm sụp mi là hoàn toàn không có căn cứ. Nhưng nếu sụp mi với trẻ nhỏ không điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến mắt, trong đó làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thị lực. Nếu mí mắt của trẻ bị sụp xuống nhiều đến mức cản trở tầm nhìn, bệnh nhược thị (còn gọi là mắt lười) có thể phát triển. Ngoài ra, trẻ bị bệnh sụp mi cũng có thể mắt tật khúc xạ loạn thị khi chúng nhìn thấy những hình ảnh mờ.
Điều trị sụp mi đúng cách
Theo các chuyên gia, điều trị sụp mi không chỉ giúp mở rộng thị trường để bệnh nhân nhìn dễ hơn mà còn tăng thẩm mỹ. Tùy vào các nguyên nhân gây sụp mi, mức độ sụp cũng như chức năng của cơ nâng mi để có phương pháp điều trị đúng. Ví dụ, sụp mi do teo cơ nâng mi: cần phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi, sụp mi do nhược cơ phải điều trị bằng thuốc, sụp mi do thần kinh cần điều trị bằng phẫu thuật treo cơ trán, sụp mi do sa da mi ở người già nên phẫu thuật cắt bỏ 1 phần da mi thừa…
Hiện Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 với đội ngũ chuyên gia nhãn khoa giỏi, các thiết bị máy móc hiện đại cùng phòng mổ áp lực dương vô trùng nhận điều trị tất cả các nguyên nhân do sụp mi, từ trẻ nhỏ đến lớn tuổi. Khi đến khám, người bệnh sẽ được tư vấn tỉ mỉ, tìm ra nguyên nhân cũng như hướng điều trị phù hợp.
Người bị sụp mi muốn điều trị có thể liên hệ:
BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2
Địa chỉ : 72 Đường Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội (xem bản đồ)
Tổng đài : 1900 27 7227
Email : tuvan@mathanoi2.vn
Website : mathanoi2.vn
Fanpage : facebook.com/benhvienmathanoi2