Ở nam giới nếu để sùi mào gà tiến triển trong một thời gian dài hoặc bệnh tái phát nhiều lần chính là yếu tố nguy cơ gây ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phác đồ, bệnh sùi mào gà có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh- Biến dạng dương vật, tắc nghẽn ống dẫn tinh, tắc niệu đạo, gây vô sinh.
1.Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
Nam giới bị sùi mào gà là do virut là Human Papillomavirus (HPV). Virut này xâm nhập vào cơ thể bằng đường miệng, đường hậu môn, niêm mạc da… rồi gây bệnh.
Virus HPV cũng có thể tấn công qua vết thương hở, dịch tiết, mủ, máu sang người bình thường gây bệnh. Việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác có chứa virus HPV như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt… cũng dễ bị nhiễm bệnh sùi mào gà.
2. Biểu hiện, triệu chứng của bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà ở nam giới thường xuất hiện ở thân dương vật, dương vật, bao quy đầu, rãnh quy đầu, quy đầu, miệng sáo, lỗ niệu đạo, hậu môn.
Virus gây bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 2 – 9 tháng. Sau khi virus tấn công vào cơ thể người bệnh, tùy theo từng giai đoạn mà người bệnh xuất hiện các triệu chứng khác nhau.
- Giai đoạn ủ bệnh: Thông thường là khoảng 3 tháng. Đây là giai đoạn người bệnh tiếp xúc với mầm bệnh cho đến khi xuất hiện nốt sùi đầu tiên. Khoảng thời gian này có thể vài tuần, vài tháng hoặc lên đến vài năm.
- Giai đoạn khởi phát: Đây là sùi mào gà giai đoạn đầu. Người bệnh xuất hiện nốt sang thương nhỏ, màu nhạt, nằm rải rác…
- Giai đoạn phát triển: Ở giai đoạn này, các nốt sùi phát triển mạnh về kích thước, số lượng, vị trí… ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và quá trình sinh hoạt.
- Giai đoạn biến chứng: Người bệnh có biểu hiện bội nhiễm, vùng bị tổn thương bị sưng tấy, tiết dịch, loét, dễ chảy máu. Một số người có biến chứng sang ung thư hậu môn, vòm họng…
- Giai đoạn tái phát: Sau khi chữa khỏi, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát từ chính người bạn tình hoặc do virus trong cơ thể chưa được loại bỏ hoàn toàn. Thông thường, tình trạng của người bị tái phát sùi mào gà sẽ nặng hơn nguyên phát.
Ngoài ra, trường hợp nam giới mắc bệnh sùi mào gà ở miệng còn xuất hiện nốt sùi ở môi, miệng, vòm họng, lưỡi. Nếu tiếp xúc với virus gây bệnh còn thấy xuất hiện những nốt sùi ở xung quanh hậu môn
3. Giải pháp điều trị đem lại hiệu quả cao
Ngày nay, với sự tiến bộ của y học và khoa học kĩ thuật, rất nhiều phương pháp đã được nghiên cứu để phục vụ quá trình trị bệnh. Trong đó, điều trị bằng laser hay đốt điện là lựa chọn đem lại hiệu quả cao.
Điều trị sùi mào gà cần phải tuân thủ nguyên tắc đầu tiên là loại bỏ sang thương và những thương tổn tiền ung thư đến từ nguyên nhân nhiễm virus HPV; kiểm soát nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác để tránh làm cho bệnh chuyển biến xấu. Mặt khác các bác sĩ còn khuyến cáo cần phải điều trị cho cả đối tác của người bệnh, nhằm ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm.
Người bị sùi mào gà muốn nhanh hồi phục và hạn chế nguy cơ tái phát, cần tuân thủ những lời khuyên sau:
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị mà không được bác sĩ kê đơn.
- Vệ sih cá nhân sạch sẽ: tắm rửa thường xuyên, thay quần áo hàng ngày, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác. Bệnh nhân nên tránh quan hệ tình dục khi đang có tổn thương và trong thời gian điều trị.
- Chế độ dinh dưỡng nên tập trung vào việc tăng cường sức đề kháng để đẩy lùi virus và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm. Không nên ăn thực phẩm cay nóng, chiên rán, thực phẩm dễ gây kích ứng và chất kích thích… Bổ sung tăng cường rau xanh, trái cây, chất đạm lành mạnh trong bữa ăn hàng ngày.
Nam giới nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa khi :
- Kích ứng hoặc ngứa bộ phận sinh dục
- Quan hệ tình dục bị đau.
- Cơ quan sinh dục tiết dịch bất thường, có mùi hôi, tấy đỏ…
Xem thêm video được quan tâm
Hộ chiếu vaccine Việt Nam: Hơn 1.000 người đầu tiên đã được cấp, thay thế giấy tiêm chủng