Sức tàn phá của sóng thần khi ập vào bờ khác với sóng do bão thế nào?

24-09-2024 15:59 | Xã hội
google news

SKĐS - Dù chiều cao đỉnh sóng có vẻ nhỏ hơn sóng bình thường nhưng sóng thần có thể dâng cao hơn và có sức phá hủy mạnh hơn khi ập vào bờ do cột nước di chuyển từ đáy đến bề mặt đại dương.

Siêu sóng thần từ Greenland làm Trái đất rung chuyển trong 9 ngàySiêu sóng thần từ Greenland làm Trái đất rung chuyển trong 9 ngày

SKĐS - Ngày 12/9, The Guardian đưa tin, các nhà khoa học đã phát hiện ra một trận lở đất và siêu sóng thần tại Greenland vào tháng 9/2023 gây ra bởi biến đổi khí hậu, khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển trong 9 ngày.

Sóng thần ở Nhật Bản ít có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam

Ngày 24/9, quần đảo Izu xa xôi nằm ở phía nam Tokyo, Nhật Bản đã ghi nhận sóng thần nhỏ, sau khi động đất mạnh 5,9 độ xảy ra gần một hòn đảo không có người ở xa hơn về phía nam Thái Bình Dương. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết sóng thần cao 50cm đã ập vào đảo Hachijo thuộc quần đảo Izu của Nhật Bản, khoảng 40 phút sau trận động đất ngày 24/9. Đài truyền hình NHK thông tin hiện chưa có báo cáo về thiệt hại do sóng thần hoặc động đất.

Sức tàn phá của sóng thần khi ập vào bờ khác với sóng do bão thế nào?- Ảnh 2.

Sóng thần tàn phá ở Nhật Bản.

TS Nguyễn Hồng Phương, chuyện gia địa chấn, nguyên phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và sóng thần Viện vật lý địa cầu Việt Nam cho biết, đến nay Việt Nam chưa từng bị sóng thần tấn công, nhưng chúng ta cũng cần cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với hiểm họa sóng thần. Tôi cho rằng đây là nhiệm vụ, cần phải có sự chủ động, cảnh giác, sẵn sàng ứng phó trong tương lai

Việt Nam nằm ở khu vực Thái Bình Dương, mà Thái Bình Dương là nơi có hiểm họa về sóng thần, đã được đánh giá là cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, do đặc thù các vùng bờ biển ở Việt Nam được bao bọc bởi rất nhiều các quốc gia xung quanh như Trung Quốc ở phía bắc, Philippines ở phía đông, Thái Lan ở phía tây và Indonesia, Malaysia ở phía nam, vì thế các trận động đất gây sóng thần ở Thái Bình Dương đều không ảnh hưởng đến Việt Nam. Hiểu đơn giản là các vùng bờ biển ở Việt Nam đã được chắn bởi bức "tường thành" chính là các quốc gia nêu trên. Do ở vị trí địa lý này nên Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi sóng thần từ các nước như Nhật Bản, Indonexia...

Tuy nhiên, các nhà địa chấn Việt Nam đã xác định hiểm họa sóng thần vẫn có thể xảy ra đối với Việt Nam trong tương lai, hiểm họa đó có thể bắt nguồn ở ngay trong khu vực Biển Đông. Tức là trong khu vực Biển Đông vẫn xác định được các vùng phát sinh ra động đất có thể gây ra sóng thần, mà sóng thần xảy ra ngay trong Biển Đông thì có thể tác động tới vùng bờ biển Việt Nam.

Sóng thần là một trong những lực tự nhiên mạnh mẽ và có sức tàn phá lớn nhất. Nó có thể tạo ra dòng chảy mạnh bất thường, gây ngập lụt nhanh chóng và tàn phá các cộng đồng ven biển. Các khu vực trũng thấp như bãi biển, vịnh, đầm phá, bến cảng, cửa sông và các khu vực dọc theo sông và suối đổ ra biển là những nơi dễ bị tổn thương nhất.

Khác biệt giữa sóng thần và sóng do gió

Cũng theo TS Nguyễn Hồng Phương, người dân cần phân biệt rõ sóng biển do mưa bão và sóng thần là hoàn toàn khác nhau. Sóng thần có căn nguyên và bản chất là do sóng trọng lực do các hành tinh hút nhau, sự vận động mạnh mẽ dưới đáy biển bởi các địa tầng bị đứt gãy…

Sóng thần là một trong những lực tự nhiên mạnh mẽ và có sức tàn phá lớn nhất. Đó là một loạt các đợt sóng cực dài (nhiều đợt sóng cách nhau hàng chục đến hàng trăm km, tính từ giữa các đỉnh sóng) do sự dịch chuyển lớn và đột ngột của đại dương gây ra.

Sóng thần lan tỏa ra ngoài theo mọi hướng từ điểm xuất phát và có thể di chuyển qua toàn bộ các lưu vực đại dương. Khi đến bờ biển, chúng có thể gây ra lũ lụt ven biển nguy hiểm và dòng chảy mạnh có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.

Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), điểm khác biệt chính giữa sóng thần và sóng do gió là sóng thần di chuyển qua toàn bộ cột nước - từ đáy đại dương lên đến bề mặt đại dương, trong khi các loại sóng biển khác chỉ ảnh hưởng đến lớp gần bề mặt của đại dương.

Điều này là do cách chúng được tạo ra. Sóng được tạo ra do sự truyền năng lượng từ nguồn của chúng đến đại dương. Hầu hết các loại sóng biển khác được tạo ra do gió thổi trên mặt nước (sóng gió). Tuy nhiên, sóng thần được tạo ra do sự dịch chuyển lớn và đột ngột của đại dương, thường do động đất bên dưới hoặc gần đáy đại dương. Những nguồn này có thể tạo ra nhiều năng lượng hơn gió.

Sóng có 3 đặc điểm cơ bản gồm bước sóng (khoảng cách giữa hai đỉnh sóng), chu kỳ (thời gian giữa hai đỉnh sóng) và tốc độ.

Sóng gió có bước sóng ngắn, thường là 90-180 m trong khi sóng thần có bước sóng từ 500-1.000 km, do đó chu kỳ của mỗi con sóng có khi lên đến 2 giờ, trong khi sóng gió là khoảng 5-20 giây. Theo NOAA, con sóng có bước sóng càng dài thì khối lượng nước nó mang theo càng lớn. Tốc độ của sóng thần ở vùng nước sâu thường từ 800-1.000 km/giờ và khi vào gần bờ thì chậm lại còn 30-50 km/giờ. Tốc độ của sóng gió là 8-100 km/giờ.

Dù chiều cao đỉnh sóng có vẻ nhỏ hơn sóng bình thường nhưng sóng thần có thể dâng cao hơn và có sức phá hủy mạnh hơn khi ập vào bờ. Khi vào vùng nước cạn hơn gần bờ, sóng thần chậm lại, bước sóng ngắn lại, chiều cao và độ dốc tăng lên. Những cơn sóng có hình dạng mấp mô và điểm thấp nhất thường chạm bờ trước. Khi chạm bờ, nó tạo ra hiệu ứng chân không, hút nước ven bờ ra biển và làm lộ ra phần đáy biển ở gần bờ.

Hiện tượng này là dấu hiệu cảnh báo quan trọng về sóng thần, vì đỉnh sóng và lượng nước khổng lồ của nó thường chạm bờ sau khoảng năm phút. Nhận biết hiện tượng này có thể cứu sống được nhiều người.

Theo TS Nguyễn Hồng Phương, khi sóng thần sắp ập đến, thường có hiện tượng là nước biển sẽ rút hết, đến trơ đáy biển. Đó là dấu hiệu của sóng thần có thể ập đến trong vài phút. Lúc này, thay vì đi xuống khu vực biển trơ đáy để bắt tôm, bắt cá thì phải phản ứng bằng cách chạy ngay lập tức.

Khi chúng ta ở ven biển, đã nhận biết được dấu hiệu sóng thần sắp ập đến, chạy sâu vào trong đất liền sẽ là một hướng thoát thân. Tuy nhiên, với khoảng thời gian rất ít, bạn tưởng tượng với khoảng thời gian từ 15-20 phút, nếu chạy từ ven biển, rất khó có thể chạy xa và chạy kịp lên trú ẩn ở vùng đồi núi cao. Vì thế, nếu thấy dấu hiệu sóng thần, bạn cần định được hướng chạy đến những ngôi nhà cao tầng có kết cấu kiên cố, sau đó tiếp tục đi lên những tầng cao

Cũng vì bước sóng dài nên khối lượng nước mang theo lớn và năng lượng sóng thần mang theo là rất lớn và nguy hiểm. Thay vì vỡ tan và rút nhanh tại bờ, sóng thần thường ập vào đất liền như một cơn lũ dâng nhanh và gây ngập các vùng trũng trước khi rút ra biển. Do đó, ngay cả những đợt sóng thần cao vài chục đến vài trăm cm cũng mang theo dòng nước mạnh, gây sức tàn phá lớn và tồn tại nhiều giờ. Những đợt sóng thần lớn có thể kéo dài nhiều ngày.

Động đất 7,1 độ richter, Nhật Bản cảnh báo sóng thần khẩn cấpĐộng đất 7,1 độ richter, Nhật Bản cảnh báo sóng thần khẩn cấp

SKĐS - Ngày 8/8, theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, một trận động đất mạnh 7,1 độ Richter đã xảy ra ở phía tây nam Nhật Bản, khiến các tỉnh Kochi, Miyazaki phải ban hành cảnh báo sóng thần.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cấp cứu 13 người bị rắn độc cắn, có loài chưa từng xuất hiện ở địa phương | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn