Sức mạnh Hải quân Việt Nam

05-04-2014 10:28 | Thời sự
google news

Cùng với các tàu ngầm vừa được trang bị, Hải quân Việt Nam còn sở hữu hàng loạt tàu mặt nước có sức chiến đấu cao như tàu hộ vệ tên lửa, tàu pháo, tàu săn ngầm, tàu quân y....

Cùng với các tàu ngầm vừa được trang bị, Hải quân Việt Nam còn sở hữu hàng loạt tàu mặt nước có sức chiến đấu cao như tàu hộ vệ tên lửa, tàu pháo, tàu săn ngầm, tàu quân y....

 

Ngày 3/4, Hải quân Việt Nam đưa vào hoạt động hai tàu ngầm lớp Kilo, gồm tàu ngầm HQ-182 mang tên Hà Nội, và HQ-183 mang tên TP HCM. Đây là hai trong số 6 tàu ngầm thuộc lớp Kilo, thế hệ thứ 3 được Việt Nam đặt mua của Nga. Tàu ngầm Kilo 636 được gọi bằng những danh xưng như "đại kình ngư", "hố đen trong lòng đại dương"..., dài 73,8m, rộng 9,9m, thích hợp cho các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra. Tàu có thể hoạt động độc lập 45 ngày đêm, với nhiều khí tài hiện đại như ngư lôi, tên lửa chống tàu, tên lửa phòng không...

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất mạnh, việc đưa 2 tàu ngầm vào hoạt động là niềm tự hào, góp phần nâng cao uy lực chiến đâu của Hải quân Việt Nam, trong đó có các đơn vị tàu mặt nước hiện đại.

 

Hàng loạt đơn vị tàu mặt nước đang được neo đậu tại Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), với những khí tài được trang trị, sẵn sàng cho nhiệm vụ tự vệ, phòng thủ, chiến đấu bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ.

 

Các tàu mặt nước của Hải quân Việt Nam bao gồm tàu hậu vệ tên lửa, tàu pháo, tàu săn ngầm... Cùng với khí tài hiện đại, Hải quân cũng không ngừng được hiện đại hóa, với lực lượng hải quân đánh bộ, đặc công nước, không quân, tên lửa bờ đối hải.

 

Hệ thống rada trên tàu khu trục Đinh Tiên Hoàng có thể quét mục tiêu ở xa hàng trăm km, báo tín hiệu về phòng chỉ huy để lên phương án tác chiến.

 

Khí tài phổ biến trên các chiến hạm của Hải quân Việt Nam.

 

Pháo hạm tốc độ cao trên tàu Đinh Tiên Hoàng. Đây là tàu hộ tống tên lửa có hệ thống vũ khí chống ngầm, hệ thống kiểm soát hỏa lực, tác chiến điện tử...

 

Tàu hậu vệ tên lửa Lý Thái Tổ trình diễn màn hạ cánh của trực thăng. Tàu được trang bị radar hoa tiêu, tên lửa chống tàu, súng tự động... hoạt động trong điều kiện gió cấp 10 - 12.

 

Thủy phi cơ của Hải quân Việt Nam. Lần gần đây nhất, ttháng 3/2014, thủy phi cơ được huy động tìm kiếm chiếc may bay Malaysia MH370 mất tích, tại vùng biển Trường Sa (Việt Nam).

 

SU-30 trên bầu trời Cam Ranh hôm 3/4. Đây là loại máy bay chiến đấu đa năng với tốc độ siêu âm, đảm bảo cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và tấn công mặt đất.

 

Su-30 quần thảo bầu trời phía trên hai chiếc tàu ngầm Hà Nội và TP HCM ở Cam Ranh. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, tới đây Việt Nam sẽ có thêm 4 tàu ngầm nữa, mang tên Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu.

 

Tại chuyến làm việc ở Cam Ranh hôm 3/4, Thủ tướng tái khẳng định, đường lối quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. "Chúng ta hiện đại hóa quân đội là để phòng thủ, để bảo vệ Tổ quốc, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào", Thủ tướng nói.


Ý kiến của bạn