TS Krishnarajah Nirantharakumar, Đại học Birmingham (Anh) và cộng sự đã phân tích 32 đánh giá về phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và nguy cơ mắc bệnh tim sau này của họ. Những người phụ nữ này được theo dõi trung bình từ 7 đến 10 năm.
Các nhà khoa học nhận thấy, một số yếu tố sinh sản có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim gấp đôi sau này trong cuộc đời như: Bắt đầu có kinh sớm; sử dụng thuốc tránh thai phối hợp; hội chứng buồng trứng đa nang; sẩy thai; thai chết lưu; tiền sản giật; tiểu đường khi mang thai; sinh non; cân nặng khi sinh thấp; và mãn kinh sớm. Đặc biệt tiền sản giật có liên quan đến nguy cơ suy tim gấp 4 lần.
Các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng không có mối liên hệ nào giữa nguy cơ bệnh tim và việc sử dụng các biện pháp tránh thai chỉ có progesterone, sử dụng các thuốc tránh thai nội tiết không dùng đường uống hoặc điều trị khả năng sinh sản.
Nghiên cứu này không chứng minh nguyên nhân và kết quả, nhưng các phát hiện chỉ đã ra rằng các yếu tố sinh sản ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai của phụ nữ. Vì vậy, các nhà khoa học đề xuất, các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe phụ nữ nên được cập nhật để bao gồm các yếu tố nguy cơ sinh sản như một phần của đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lại.