Sức khỏe là 1 trong 5 ngành có tỷ lệ thí sinh trúng tuyển đại học cao nhất năm 2022

01-12-2022 09:29 | Thời sự
google news

SKĐS - Kinh doanh và quản lý, Máy tính và Công nhệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Nhân văn, Sức khỏe, Khoa học xã hội và hành vi là 5 lĩnh vực có tỷ lệ tuyển sinh đầu vào đại học cao nhất năm 2022.

Chuyên gia nói gì về ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào nhóm ngành sức khỏe năm nay?Chuyên gia nói gì về ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào nhóm ngành sức khỏe năm nay?

SKĐS - Theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) đối với nhóm ngành sức khỏe, mức điểm nhìn chung không có nhiều biến động so với năm ngoái. Kết quả này, theo nhiều chuyên gia giáo dục là khá phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

Bộ GDĐT cho biết, sau khi kết thúc đợt 1 tuyển sinh đại học năm 2022, trong số 564.735 thí sinh trúng tuyển đã có 463.123 nhập học, bằng 90% số nhập học của cả năm 2021 và vượt cả số lượng của cả năm 2020. Tổng số thí sinh nhập học toàn quốc đã đạt xấp xỉ 80% tổng chỉ tiêu, trong đó 113 cơ sở đào tạo (50,4%) đã tuyển được trên 80% chỉ tiêu.

Theo thống kê kết quả trúng tuyển đại học theo lĩnh vực mới đây của Bộ GDĐT, có 5 nhóm ngành có thí sinh trúng tuyển nhiều nhất là Kinh doanh và quản lý, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Nhân văn, Sức khỏe, Khoa học xã hội và hành vi. Trong đó, lĩnh vực Kinh doanh và quản lý chiếm tỉ lệ cao nhất với 26%; Máy tính và công nghệ thông tin chiếm 13%, Sức khỏe chiếm 6%.

Cũng theo Bộ GDĐT, 4 lĩnh vực tỷ lệ tuyển sinh đầu vào đại học thấp nhất năm 2022 là Khoa học tự nhiên, Khoa học sự sống, Nông lâm nghiệp và thủy sản, Dịch vụ xã hội. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, 4 ngành học này có tỷ lệ thấp nhất trong tổng số 23 lĩnh vực theo báo cáo của Bộ GD&ĐT năm 2022.

Sức khỏe là 1 trong 5 ngành có tỷ lệ thí sinh trúng tuyển đại học cao nhất năm 2022 - Ảnh 2.

Danh sách ngành tuyển kém có sự thay đổi hàng năm nhưng chủ yếu là những ngành hẹp hoặc ngành mới thí điểm đào tạo với chỉ tiêu thấp và ít nơi đào tạo. Với những ngành đào tạo truyền thống vẫn kén người học do chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp của Nhà nước để thu hút người học.

Đối với các chương trình liên kết đào tạo quốc tế có xu hướng trở nên kém hấp dẫn hơn những năm trước đây. Nhiều trường gặp khó khăn trong tuyển sinh, nhất là đối với các chương trình mà đối tác nước ngoài không có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế.

Về nguyên nhân, theo Bộ GDĐT, do bối cảnh kinh tế - xã hội thay đổi, nhất là của thị trường lao động, cùng sự khác biệt trong quan niệm và nhu cầu của giới trẻ dẫn tới xu hướng chọn trường, chọn ngành dịch chuyển mạnh những năm gần đây.

Nhiều trường nếu không nhận biết kịp xu hướng này và điều chỉnh kịp thời, phù hợp trong chiến lược phát triển, đổi mới ngành đào tạo thì không thu hút được thí sinh vào trường. Ngược lại, một số trường nôn nóng mở ngành mới khi chưa phân tích, dự báo tốt yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu của người học cũng thất bại trong tuyển sinh các ngành mới.

Về giải pháp, Bộ GDĐT cho biết, tiếp tục triển khai các giải pháp liên quan trực tiếp tới công tác tuyển sinh đại học. Bộ ban hành danh mục thống kê ngành thí điểm, lựa chọn chỉ đưa vào những ngành mới tuyển sinh tốt hoặc có dự báo tin cậy về nhu cầu nguồn năng lực trong tương lai; hướng dẫn các trường rà soát lại các ngành tuyển sinh, loại bỏ những ngành đào tạo không còn nhu cầu của xã hội và những ngành mới đào tạo thí điểm kém hiệu quả.

Đối với quy chế tuyển sinh sẽ giữ ổn định với các phương thức tuyển sinh theo hướng đơn giản hóa, tăng độ tin cậy của các hình thức đánh giá, xét tuyển và sự công bằng đối với thí sinh. Bên cạnh đó, Bộ GDĐT hoàn thiện xây dựng phát triển các ngành công nghệ cao, trong đó đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ người học theo học các chương trình đào tạo trọng điểm về công nghệ cao; phối hợp với các Bộ, ngành đề xuất cơ chế nhà nước đầu tư, đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người học đối với các ngành thiết yếu nhưng khó tuyển khác nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bộ GDĐT cho biết, năm 2022, các phương thức có số lượng thí sinh nhập học cao nhất gồm: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét tuyển thẳng theo đề án của trường, xét theo bài thi đánh giá năng lực và phương thức khác. Trong đó, hơn 50% số lượng thí sinh nhập học theo phương thức xét điểm thi THPT vào các trường.

Xét tuyển bổ sung: Trầy trật tuyển sinh vẫn không có người họcXét tuyển bổ sung: Trầy trật tuyển sinh vẫn không có người học

SKĐS - Đến thời điểm này, dù thực hiện xét tuyển bổ sung đến hai đợt nhưng không ít ngành ở nhiều trường đại học chỉ tuyển được vài thí sinh, thậm chí có ngành lấy điểm thấp vẫn không có thí sinh trúng tuyển, phải thông báo tiếp tục tuyển sinh đợt 3.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn