Sức đề kháng và hệ miễn dịch có phải là MỘT?
Nói về hàng rào bảo vệ cơ thể, bảo vệ sức khỏe, chúng ta thường hay nhắc đến "hệ miễn dịch" và "sức đề kháng". Nhiều người cũng gộp chung hai khái niệm này là một, tuy nhiên, hiểu như vậy có thực sự đúng hay không? PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện Trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam giải thích như sau: "Miễn dịch là khái niệm chung, rất rộng của cơ thể, nói về phản ứng của cơ thể chống lại một tác nhân nào đó, bao gồm cả việc phản ứng có hại do hệ miễn dịch nhầm lẫn một chất, một bộ phận của cơ thể là tác nhân lạ, có phản ứng viêm, loại bỏ đi. Nhiều bệnh tự miễn của cơ thể xảy ra theo cơ chế này. Còn sức đề kháng, cũng thuộc về hệ miễn dịch, nhưng nói theo chiều hướng có lợi, tức là chú ý tới vấn đề chống lại bệnh tật, nhiễm khuẩn, chống lại virus...."
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO: "Khỏe mạnh là trạng thái cơ thể không mắc bệnh, không ốm yếu, bên cạnh đó, các yếu tố như thể chất, tinh thần và đời sống xã hội hoàn toàn ở trong trạng thái lành mạnh".
Như vậy, để có cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cần có một sức đề kháng thật tốt để tránh được những tác nhân có thể gây bệnh, đặc biệt là những bệnh về nhiễm trùng. Nếu sức đề kháng kém, hệ miễn dịch cũng trở nên suy yếu, đồng nghĩa với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng lên, cùng với đó là nguy cơ mắc bệnh nặng hơn và thời gian lành bệnh cũng lâu hơn bình thường.
Làm sao để có sức đề kháng tốt?
Theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh: "Sức đề kháng có thể nói khái quát là sức khỏe chung tốt, chống lại các tác nhân có hại với cơ thể. Mà để có sức khỏe tốt là cả một sức mạnh tổng hợp của cơ thể, chứ không phải của riêng 1 yếu tố nào cả. Chẳng hạn, nếu một người gầy yếu, suy dinh dưỡng...thì có thể do nhiều nguyên nhân có thể gây nên, để nâng cao sức khỏe thì phải "chữa" đúng nguyên nhân, rồi có chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp... Muốn có sức đề kháng tốt, cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng."
Không thể phủ nhận, dinh dưỡng chính là yếu tố thiết yếu để có sức đề kháng tốt. Chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, thông qua một số nhóm dưỡng chất, không chỉ giúp cơ thể bổ sung năng lượng, mà còn chính là chìa khóa giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, giúp chống lại bệnh tật và các tác nhân gây bệnh hiệu quả. PGS. Xuân Ninh cho biết, chế độ dinh dưỡng khoa học là chế độ ăn uống mà theo đó dựa trên nhu cầu của từng đối tượng và cân đối được 4 nhóm chất: nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin, chất xơ và khoáng chất.
Các nhóm chất dinh dưỡng và sức đề kháng
Theo thống kê từ Viện Y học ứng dụng, các nghiên cứu chứng minh rằng chất đạm, (hay protein) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khả năng miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được (hay còn gọi là miễn dịch thụ động) của cơ thể.
Chất bột đường, còn được biết đến là gluxit, chính là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho các hoạt động sống của cơ thể. Dưỡng chất này giúp cung cấp năng lượng liên tục cho các mô, là "nhiên liệu" quan trọng của hệ thống miễn dịch.
Nhóm Vitamin và khoáng chất là các chất không sinh năng lượng nhưng lại có tác động hiệu quả đối với hệ miễn dịch của cơ thể. Không chỉ chuyển hóa các chất, nhóm dưỡng chất này còn giúp cơ thể phát triển, đảm bảo các chức năng thần kinh và tiêu hóa, duy trì chức năng tế bào bình thường, góp phần không nhỏ đối với hệ miễn dịch của cơ thể. Ở nhóm này, PGS. Nguyễn Xuân Ninh khuyên rằng, mỗi ngày chúng ta nên dung nạp 3 đơn vị rau, 2-3 đơn vị quả ( mỗi đơn vị tính bằng một nắm tay) giúp cung cấp các yếu tố vi lượng và cả các chất bảo vệ, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật ở mọi lứa tuổi.
Chất béo là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu của cơ thể, là môi trường hấp thu các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Chất béo cung cấp các acid béo thiết yếu, là chất điều biến mạnh mẽ của phản ứng miễn dịch, nổi bật là: omega 3, omega 6 chống viêm thần kinh; Linoleic acid cũng làm giảm mẫn cảm dị ứng. Tuy nhiên, cần chú ý khi dung nạp chất béo, hạn chế các chất béo bão hòa khó hấp thu, thay vào đó nên lựa chọn chất béo chưa bão hòa.
Mỗi người có một thể trạng khác nhau. Do đó, để có sức đề kháng tốt, trước hết chúng ta cần tính toán nhu cầu cơ bản phù hợp với cơ thể cũng như hoạt động hàng ngày để có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nhu cầu cơ bản được tính dựa vào cân nặng và chiều cao.
Lời khuyên từ chuyên gia
Theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, dinh dưỡng là điều cần chú trọng đầu tiên. Bên cạnh đó, cần kết hợp tập luyện thể dục thể thao phù hợp, nâng cao sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Cùng với đó, mỗi người cần loại bỏ các thói quen có hại như thức khuya, uống rượu bia, hút thuốc, .. thay vào đó là sinh hoạt điều độ, lành mạnh, đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn uống khoa học, vận động thường xuyên.
Bên cạnh đó, PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh cũng cho biết, trên thị trường hiện có khá nhiều loại thực phẩm bổ sung với công thức được tính toán chính xác về tỷ lệ thành phần nên rất tiện lợi. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng những sản phẩm này với điều kiện: sản phẩm được sản xuất bởi nhà sản xuất uy tín, đảm bảo chất lượng, việc sử dụng cần chú ý đúng loại, đúng sản phẩm và đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn cũng như phát huy hiệu quả sử dụng.
Mỗi ngày, hàng triệu người trên thế giới tin tưởng chọn Herbalife Nutrition là một phần trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.
Herbalife Nutrition tuân thủ tất cả các nguyên tắc an toàn theo quy định tại 95 thị trường nơi sản phẩm của công ty được bán, bao gồm Việt Nam.
Sản phẩm mang nhãn hiệu Herbalife Nutrition không dùng để chẩn đoán, điều trị, chữa lành hoặc ngăn ngừa bất kỳ căn bệnh nào. Sản phẩm Herbalife Nutrition không dành cho một số đối tượng đặc biệt, trẻ em và người chưa trưởng thành, phụ nữ có thai cho con bú, người đang có vấn đề bệnh lý.
Các thông tin về sản phẩm của Herbalife Nutrition đều được in trên bao bì sản phẩm, và được công bố công khai trên website của Công ty tại địa chỉ: https://www.herbalife-vietnam.com/our-products/ hoặc vn.myherbalife.com