Sữa nội không sử dụng nguyên liệu “bẩn”.
Những biểu hiện khi bị nhiễm khuẩn C.botulinum và cách xử lý.
Ý kiến của các chuyên gia và nhà quản lý.
Dù vi khuẩn Clostridium botulinum có độc tính cao ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng người tiêu dùng không nên quá lo lắng. Ảnh: TM |
Khi sữa bị nhiễm vi sinh vật, trong đó có vi khuẩn đều gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng người sử dụng. Có nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây nhiễm khuẩn sữa nhưng với vi khuẩn Clostridium botulinum (C.botulinum) thì càng nguy hiểm hơn, bởi vì độc lực của chúng cực mạnh và gây nhiễm độc thần kinh trung ương. Tuy vậy, có thể phòng ngừa được.
Vi khuẩn C.botulinum nguy hiểm thế nào?
Đó là loại vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, vì vậy, ở môi trường càng kỵ khí (thiếu ôxy hoàn toàn thì vi khuẩn càng phát triển mạnh), khi gặp điều kiện không thuận lợi thì chúng có khả năng sinh nha bào. Nha bào của chúng có sức đề kháng rất cao, ở nhiệt độ bình thường nó tồn tại được nhiều năm và với nhiệt độ 1100C trong 10 phút chưa đủ để diệt nó. Nếu sấy ướt 1150C trong 4 phút thì mới diệt được 80% nha bào, 8 phút mới diệt được 95%, phải ở nhiệt độ 1200C trong 10 phút mới diệt được hoàn toàn nha bào của chúng. C.botulinum có khả năng sinh nhiều loại độc tố ở nhiệt độ từ 30 - 370C, nhưng quan trọng hơn cả là độc tố thần kinh, đó là ngoại độc tố (exotoxin) không chịu nhiệt, có độc tính rất cao, không bị phá hủy bởi men tiêu hóa. Ngoại độc tố được sinh ra trong quá trình vi khuẩn sống và phát triển. Chúng sinh ra 7 loại độc tố thần kinh, được ký hiệu từ A đến G, trong đó những độc tố loại A, B, E, F gây bệnh ở người, còn những độc tố loại C, D chỉ gây bệnh trên động vật. Trong số các loại độc tố của C.botulinum thì độc tố A là loại độc nhất, tính độc cao gấp 7 lần so với độc tố của vi khuẩn uốn ván và có khả năng gây chết người với một lượng hết sức nhỏ. C.botulinum có khả năng sinh độc tố rất mạnh trong thực phẩm (thịt, sữa) và chỉ cần 0,035mg độc tố đã đủ giết chết một người. Tuy vậy, độc tố của chúng dễ bị mất hoạt tính bởi nhiệt độ 600C trong 30 phút. Đây là điểm yếu của độc tố C.botulinum mà chúng ta nên biết để áp dụng phòng ngừa bệnh.
Cẩn trọng và tìm hiểu kỹ thông tin khi mua sữa cho trẻ. |
Biểu hiện khi ngộ độc độc tố C.botulinum
Ngộ độc độc tố của vi khuẩn C.botulinum là một loại bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng. Người bị bệnh có thể do ăn phải độc tố có sẵn trong thức ăn hoặc ăn phải độc tố vừa tiết ra ở đường tiêu hóa và các mô do vi khuẩn mới xâm nhập. Khi vào dạ dày, độc tố không bị dịch vị phá hủy cho nên chúng ngấm nhanh vào máu và phân tán khắp cơ thể, vào các tế bào của các mô khác nhau, trước hết vào tế bào của hệ thần kinh trung ương rồi gây ra những biểu hiện lâm sàng phát sinh từ hành tủy.
Thời kỳ ủ bệnh từ 6 - 8 giờ, nhưng có khi tới 8 - 10 ngày. Sau thời kỳ ủ bệnh, người bệnh thấy đau bụng vùng thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy, bí tiểu, hoa mắt, chóng mặt, khó nuốt, khô miệng. Đồng thời có biểu hiện thần kinh như nói khó, trông không rõ, nhìn đôi, có khi không nhìn thấy gì. Rối loạn nhận thức (nhận thức về sự việc không minh bạch), kèm theo nhức đầu, choáng váng. Một số người không nói được, lúc đầu giọng khàn hoặc giọng mũi, sau đó là mất tiếng. Ngoài ra có thể gây rối loạn thần kinh cơ và có thể gây liệt đối xứng. Trong giai đoạn cuối của bệnh, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân khó thở, thở nhanh nông và cuối cùng chết do ngạt thở. Tuy vậy, có một số trường hợp bệnh nhân vẫn tỉnh táo cho đến khi bị suy hô hấp và tử vong. Trong những trường hợp nặng, nếu khỏi có thể để lại di chứng.
Nha bào vi khuẩn C.botulinum tồn tại nhiều năm ở nhiệt độ bình thường. |
Tại sao sữa có thể bị nhiễm vi khuẩn C.botulinum?
C.botulinum phân bố khắp nơi trong tự nhiên như trong đất, đặc biệt những nơi như đất vườn, nghĩa trang, đất nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm và có cả trong các loại rau, quả. Chúng cũng có trong đường tiêu hóa của các loài động vật nuôi trong nhà. Do vi khuẩn này có nhiều trong tự nhiên nên rất dễ nhiễm vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và bảo quản. Đặc biệt, vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm và phát triển mạnh trong các loại thực phẩm như thịt, cá ướp muối, ướp lạnh, thịt hun khói, thịt hộp, cá hộp, sữa hộp, xúc xích, lạp xường, phomat...
Lời khuyên của thầy thuốc
Để không bị ngộ độc độc tố vi khuẩn này, chúng ta không được chủ quan, bởi vì nếu bị nhiễm thì bệnh cảnh rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, không nên lo lắng thái quá vì nếu thực hiện tốt khâu chế biến và bảo quản thực phẩm thì sẽ không bị nhiễm bệnh. Những công ty đang chế biến sữa cần đặc biệt quan tâm đến vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn hàng ngày cần đun nấu kỹ. Hãy thực hiện ăn chín uống sôi vì đây là phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
PGS.TS. Bùi Khắc Hậu
Sữa nội không sử dụng nguyên liệu “bẩn”
Việc quản lý các mặt hàng sữa và nguyên liệu nhập khẩu được thực hiện tại Cục theo đúng quy định. Do đó, khi có thông tin về một sự cố thực phẩm nói chung, trong đó có sữa thì Cục sẽ rà soát ngay xem sản phẩm đó đã được Cục cấp số giấy chứng nhận chất lượng hay chưa để kịp thời có biện pháp xử lý. Đến thời điểm này theo báo cáo của các công ty sản xuất sữa trong nước về Cục cho thấy, các công ty đều không sử dụng nguyên liệu whey protein concentrate và các sản phẩm có chứa nguyên liệu whey protein concentrate do Công ty Fonterra, New Zealand sản xuất. Thái Bình Cần biết cách xử lý ngay khi bị ngộ độc ThS.BS. Tống Quang Hưng, Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai: Đối với vi khuẩn C.botulinum trong sữa hoặc thực phẩm là cực độc (vài phần triệu gam - nano gram đủ để gây bệnh). Khi ăn phải thức ăn nhiễm vi khuẩn này, trẻ sẽ đột ngột buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy nhẹ hoặc nhiều lần; khô miệng, ăn uống kém, mệt mỏi toàn thân. Toàn phát có triệu chứng nhìn mờ, nhìn đôi, giãn đồng tử, liệt mềm gây khó nuốt, khó nói, khó thở, táo bón, trướng bụng... Nếu nhiễm độc nặng có thể tử vong do liệt cơ hô hấp. Ở nhũ nhi, triệu chứng có thể gặp là ngủ gà, táo bón, khó bú, khó nuốt, khóc yếu. Trong bất cứ trường hợp nào, khi nhận thấy con mình có các dấu hiệu của ngộ độc như trên cần làm cho chất độc hại thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt. Uống nhiều dung dịch oresol, nước cháo, nước cam, nước dừa sau mỗi lần nôn hay đi ngoài. Nếu tình trạng ngộ độc không có dấu hiệu thuyên giảm, cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh để đến khi quá muộn. Thủy Mai |