Sữa mẹ - Thức ăn vàng cho trẻ sơ sinh

14-05-2011 08:15 | Quốc tế
google news

Ngày 12/5, tại Hà Nội diễn ra chương trình toạ đàm với các cơ quan truyền thông về Dinh dưỡng trẻ nhỏ - Thực tiễn và Chính sách do Bộ Y tế, UNICEF phối hợp với Dự án Alive & Thrive (Nuôi dưỡng và phát triển) tổ chức. Buổi toạ đàm tập trung vào việc tăng cường nhận thức về nuôi con bằng sữa mẹ và dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đến 24 tháng tuổi.

Ngày 12/5, tại Hà Nội diễn ra chương trình toạ đàm với các cơ quan truyền thông về Dinh dưỡng trẻ nhỏ - Thực tiễn và Chính sách do Bộ Y tế, UNICEF phối hợp với Dự án Alive & Thrive (Nuôi dưỡng và phát triển) tổ chức. Buổi toạ đàm tập trung vào việc tăng cường nhận thức về nuôi con bằng sữa mẹ và dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đến 24 tháng tuổi. PV báo SK&ĐS đã có cuộc trao đổi với bà Nemat Hajeebhoy, Giám đốc quốc gia chương trình A&T về vai trò của nuôi con bằng sữa mẹ và tình hình tổng quan trên toàn cầu.

 Bà Nemat Hajeebhoy, Giám đốc quốc gia chương trình A&T.
PV: Thưa bà, khu vực nào trên thế giới có tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ cao nhất?

Bà Nemat Hajeebhoy: Khu vực Nam Á và Đông Nam Á có tỷ lệ cho con bú mẹ cao nhất. Việt Nam có tỷ lệ cho con bú cao (90%). Tuy nhiên, 10 người mẹ Việt Nam mới có 1 người cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu nhìn ra các nước xung quanh khu vực, tỷ lệ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu của Việt Nam thấp hơn so với Campuchia hoặc Thái Lan.

Các nghiên cứu mới nhất từ tạp chí y học uy tín Lancet cũng khẳng định vai trò quan trọng của việc cho con bu bằng sữa mẹ trong 2 năm đầu đời. Việc cho con bú sẽ giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giảm các bệnh mạn tinh về sau nay khi trẻ lớn len va trưởng thành. Ở Việt Nam, trong số 1,5 triệu trẻ được sinh ra mỗi năm, chỉ có một nửa trong số này được bú sữa non từ mẹ. Do thoi quen, người mẹ thường vắt bỏ sữa non, trong khi sữa non là nguồn cung cấp kháng thể và các chất cần nhất cho trẻ sau sinh. Mặc dù tỷ lệ cho con bú khá cao (90%) nhưng tỷ lệ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu của Việt Nam con thấp so với cac nước trong khu vực.

 

Trên thế giới, khu vực có tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp là châu Âu và Mỹ, do văn hoá và niềm tin của họ vào thức ăn dinh dưỡng bổ sung. Tuy nhiên, một số quốc gia Bắc Âu như Na Uy, Hà Lan đang chuộng khuynh hướng nuôi con bằng sữa tự nhiên trong hai năm đầu đời nhiều hơn. Kết quả là sức khoẻ của người dân các nước này tốt hơn hẳn so với các quốc gia châu Âu khác và Mỹ. Họ ít bị mắc các bệnh mạn tính hơn. Nếu nhìn vào tỷ lệ 50% người dân Mỹ bị mắc bệnh béo phì và các bệnh mạn tính khi trưởng thành, bạn sẽ hiểu rõ sữa mẹ quan trọng thế nào đối với sự phát triển, tương lai của đất nước sau này. Việc cho ăn thức ăn bổ sung quá sớm có thể hoặc gây suy dinh dưỡng hoặc thừa chất dẫn đến béo phì.

PV: Kế hoạch của WHO và UNICEF để nâng cao nhận thức của việc nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) trên toàn cầu?

Bà Nemat Hajeebhoy: WHO và UNICEF theo dõi sát sao để đề ra các chiến dịch cụ thể. Ở Mỹ, Đệ nhất phu nhân Michael Obama mới đây đã có bài phát biểu về tầm quan trọng của việc cho con bú sữa mẹ tới người dân và triển khai nhiều cuộc vận động vì tương lai của trẻ em nước Mỹ. Theo tôi, không chỉ nâng cao nhận thức của các bà mẹ mà cung cấp kiến thức cho các ông bố cũng rất quan trọng, để họ cũng góp phần tuyên truyền đến mọi thành viên trong gia đình.

Việt Nam là nước triển khai chương trình khá tốt. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, tỷ lệ cho con bú mẹ có giảm xuống đôi chút, nên chúng tôi thấy cần phải nâng cao nhận thức của người dân, không chỉ là NCBSM mà còn cung cấp kiến thức về dinh dưỡng và cho con bú an toàn cho đến 24 tháng tuổi.

PV: Xin cảm ơn bà!
Nhóm PV Quốc tế (Thực hiện)

 

Bà Nemat Hajeebhoy, Giám đốc quốc gia chương trình A&T Việt Nam:

Tôi xin chúc mừng ngành y tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu ấn tượng. 95% phụ nữ tại Việt Nam đã tiếp cận với dịch vụ y tế, 80% tiếp cận với các chương trình dinh dưỡng. Tôi đến từ Ấn Độ. Tại Ấn Độ, truyền thông đóng vai trò rất quan trọng và có sức ảnh hưởng rất lớn tới công chúng. Truyền thông tại Việt Nam là vấn đề mà UNICEF rất chú trọng nhằm đưa thông tin đến từng gia đình. Truyền thông cũng góp phần tạo ra ảnh hưởng đối với xã hội và lên các nhà hoạch định chính sách. Theo tôi, vai trò của truyền thông là trở thành mũi nhọn đi tiên phong trong các vấn đề xã hội để tạo dấu ấn và tiếng nói để góp phần thay đổi nó. Qua truyền thông, tạo nên sự biến chuyển và tạo ra các chương trình hành động.

Tôi nghĩ, báo Sức khỏe & Đời sống cũng đóng vai trò rất quan trọng và là một tờ báo tiềm năng để kết nối giữa công chúng với các vấn đề xã hội và tạo nên sự thay đổi. Qua kênh của các bạn, người dân sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề dinh dưỡng, từ đó tạo nên sức ép để thi hành luật về dinh dưỡng tốt hơn.


Ý kiến của bạn