"Tôi còn sống được bao lâu?”. Đây là một câu hỏi có thể khiến các bác sĩ điều trị ung thư đau thắt ruột gan khi nỗ lực giành giật sự sống cho bệnh nhân. Người bệnh nan y lúc nào cũng khắc khoải muốn biết điều gì chờ đợi mình phía trước để có thể chuẩn bị bỏ mọi thứ lại phía sau…
Rất nhiều người đã nản lòng chẳng thiết ăn uống và trở nên gầy rộc đi sau khi biết mình mắc bệnh ung thư. Thế nhưng, ung thư không phải là một bản án tử hình mà “trời kêu ai nấy dạ”. Nếu người bệnh phát hiện sớm, điều trị kịp thời kết hợp với chế độ dinh dưỡng chuyên biệt thì vẫn có cơ hội kéo dài tuổi thọ
Đừng bỏ quên dinh dưỡng trong cuộc chiến chống ung thư!
Khối u di căn không phải là thủ phạm duy nhất khiến cơ thể bệnh nhân ung thư suy kiệt. GS.BS. Nguyễn Chấn Hùng (Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam) cho biết: “80% bệnh nhân ung thư bị sụt cân, suy mòn gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị”.
Sau đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sụt cân ở bệnh nhân ung thư:
● Tinh thần bi quan nên không muốn ăn.
● Ăn không ngon miệng sau các đợt hóa xạ trị.
● Chưa thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư.
Theo kết quả nghiên cứu công bố trên NCBI (2017) 1, tình trạng suy dinh dưỡng liên quan đến ung thư không được điều trị có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Bệnh nhân ung thư đại trực tràng suy dinh dưỡng chịu đựng được ít chu kỳ hóa trị hơn, trong khi những bệnh nhân ung thư khác bị suy nhược hoặc suy dinh dưỡng có nguy cơ cao bị nhiễm độc hóa trị.
Hơn nữa, những bệnh nhân suy dinh dưỡng đang điều trị ung thư miệng có điểm số thấp hơn trong thang đo chất lượng cuộc sống (QOL) liên quan đến chức năng thể chất. Trong khi những bệnh nhân được nuôi dưỡng và có thể duy trì cân nặng hoặc tăng cân có QOL tốt hơn đáng kể.
Suy dinh dưỡng còn làm tăng chi phí tài chính để quản lý bệnh nhân ung thư, bao gồm chi phí cho thời gian nằm viện lâu hơn và tỷ lệ biến chứng cao hơn sau phẫu thuật liên quan đến ung thư. Ở mức độ nghiêm trọng nhất, những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng có nguy cơ tử vong cao gấp 2 đến 5 lần so với những bệnh nhân có ít hoặc không có bằng chứng về suy dinh dưỡng.
Dinh dưỡng y học giúp tăng cân và tăng cơ, đóng vai trò quan trọng hỗ trợ điều trị ung thư
Tình trạng suy dinh dưỡng có thể làm cho bệnh nhân yếu hoặc suy kiệt. Trong một số trường hợp, suy dinh dưỡng có thể dẫn đến gián đoạn các phương pháp điều trị cần thiết để chống lại bệnh ung thư.
Một dạng suy dinh dưỡng khác liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều calo, có thể dẫn đến tăng cân và thừa cân. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tái phát ung thư, ung thư thứ phát hoặc một bệnh mạn tính khác như bệnh tim hoặc tiểu đường.
Vậy chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư thế nào là hợp lý?
Cách thức xây dựng chế độ dinh dưỡng có thể thay đổi theo từng hoàn cảnh khác nhau nhưng cơ bản bao gồm:
● Đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, nước và điện giải theo từng cách thích hợp cho mỗi cá thể trong quá trình bệnh.
● Phục hồi các thiếu hụt về dinh dưỡng nếu xảy ra.
● Hạn chế tối đa các hậu quả về dinh dưỡng do các triệu chứng và các biến chứng gây ra trong quá trình điều trị.
● Hỗ trợ dinh dưỡng nếu khẩu phần ăn không đủ.
● Đánh giá hiệu quả của các can thiệp dinh dưỡng và điều chỉnh khi cần thiết.
Để chứng minh vai trò của dinh dưỡng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã thực hiện nghiên cứu lâm sàng trên 208 bệnh nhân ung thư 2. Theo đó, chế độ dinh dưỡng với 2 ly sữa Leanmax Hope mỗi ngày giúp bệnh nhân tăng cân và tăng cơ trong 8 tuần.
Leanmax Hope được chứng minh lâm sàng giúp tăng cân, tăng cơ sau 8 tuần.
Kết quả của chứng minh lâm sàng có ý nghĩa rất quan trọng khi xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư. Trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư, dinh dưỡng đóng vai trò như nền tảng cơ bản và vững chắc để bệnh nhân có thể đủ sức chịu đựng các đợt điều trị.
Hiệu quả chứng minh lâm sàng của Leanmax Hope
Kết quả chứng minh lâm sàng của Leanmax Hope đã được báo cáo trong chuyên đề “Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư điều trị hoá chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” trong Hội nghị Khoa học quốc tế 2020 tổ chức ngày 18/11 vừa qua.
Sau 8 tuần được cung cấp chế độ ăn năng lượng cao theo thực đơn, trong đó có sử dụng 2 ly sữa Leanmax Hope cho bữa phụ mỗi ngày, nhóm bệnh nhân được can thiệp dinh dưỡng tăng cân trung bình 1,4kg và tăng cơ trung bình 1,2kg khối lượng cơ. Đồng thời, sức khỏe của nhóm bệnh nhân này cũng được cải thiện sau khi can thiệp dinh dưỡng:
● Giảm mệt mỏi, giảm đau.
● Tăng khả năng vận động.
● Cải thiện chất lượng cuộc sống.
Được biết, dòng sản phẩm Leanmax của Nutricare đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2020. Trong đó, sữa Leanmax Hope là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bệnh nhân ung thư nhờ các thành phần sau đây:
● Năng lượng cao, BCAA, đạm whey, chất béo MCT dễ hấp thu: hỗ trợ hồi phục cân nặng, khối cơ.
● Nano Curcumin, Arginine, Vitamin C: hỗ trợ giảm viêm, nhanh lành vết mổ.
● Chất xơ hòa tan FOS/Inulin, Vitamin nhóm B và tách đường Lactose: giúp ăn ngon, cải thiện tiêu hóa.
● Omega 3,6 cùng Antioxidant (vitamin A, C, E và Selen): giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi.
Sản phẩm Dinh dưỡng y học của Nutricare đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Với hiệu quả chứng minh lâm sàng đã đạt được, sữa Leanmax Hope đã góp phần khẳng định dinh dưỡng y học luôn là mục tiêu mũi nhọn mà Nutricare theo đuổi để mang đến giá trị cho cộng đồng. Với 2 ly sữa mỗi ngày giúp tăng cân và tăng cơ, Leanmax Hope thắp lên ánh sáng hy vọng cho bệnh nhân ung thư. Cuộc chiến chống căn bệnh nan y chưa bao giờ là dễ dàng, nhưng chỉ cần không từ bỏ hy vọng thì vẫn còn có thể kéo dài bền bỉ hơn!
Tìm hiểu thêm thông tin tại:
Website: http://nutricare.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/Leanmax.LeanProBeno
Hotline tư vấn: 1800 6011 (miễn phí cước)
1https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5668103/
2Đề tài cấp bộ: “Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất”. Ths. Nguyễn Thùy Linh, GS.TS Lê Thị Hương, 2020