Hà Nội

Sự thật việc "kiều nữ Hải Dương" đưa lái xe taxi đi cấp cứu

16-06-2014 09:33 | Thời sự
google news

Người lái taxi này nói rằng anh chỉ nhớ vị khách nữ là người đã chủ động mời anh ở lại cùng khách sạn để thuận tiện cho công việc sớm hôm sau. Còn sau đó thì anh cũng… không thể hiểu vì sao lại phải đi cấp cứu.

Người lái taxi này nói rằng anh chỉ nhớ vị khách nữ là người đã chủ động mời anh ở lại cùng khách sạn để thuận tiện cho công việc sớm hôm sau. Còn sau đó thì anh cũng… không thể hiểu vì sao lại phải đi cấp cứu.

Người được mệnh danh là kiều nữ Hải Dương.

Những ngày qua, cái tên "kiều nữ Hải Dương" lại được nhiều báo nhắc đến khi cũng lại liên quan tới…. lái xe taxi, lần này là chuyện mờ sáng, "kiều nữ" đưa lái xe của hãng taxi Thanh Nga vào cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai.

Phát hiện trong người lái xe có thuốc ngủ Stilnox

Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi tìm đến Khoa Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai gặp bác sĩ Đặng Thị Xuân, người tiếp nhận lái xe T vào cấp cứu sáng 30/5.

Bác sĩ Xuân cho biết sáng sớm 30/5, đang trực tại khoa, chị tiếp nhận một bệnh nhân do Cấp cứu 115 chuyển đến. Đó là một nam thanh niên và một phụ nữ đi cùng. Khi đến, bệnh nhân trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê, vì vậy các bác sĩ trực lập tức khám và theo dõi tình hình bệnh nhân. Tuy nhiên, lúc này người phụ nữ đi cùng và giới thiệu là người nhà lại nói rằng không muốn để bệnh nhân nhập viện.

Thông thường, với những trường hợp này, nếu không muốn nhập viện điều trị, bệnh nhân sẽ phải ký vào giấy tờ tự chịu trách nhiệm thì khoa sẽ cho về.

Tuy nhiên, qua theo dõi, bác sĩ xác định bệnh nhân vẫn trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê. Trong khi đó, người phụ nữ đi cùng lại không có giấy tờ gì chứng minh chị ta là người nhà của bệnh nhân thì lại đòi đưa bệnh nhân về. Thấy có chuyện bất thường nên bác sĩ Xuân lập tức gọi lãnh đạo bệnh viện và đơn vị bảo vệ đến giải quyết.

Bác sĩ Xuân cho biết, sở dĩ chị phải làm vậy vì đây là Khoa Chống độc, bệnh nhân vào cấp cứu lại đang trong tình trạng bị ngộ độc chưa rõ nguyên nhân, trong khi biểu hiện của người phụ nữ này rất không bình thường, vì vậy chị phải báo cáo lãnh đạo bệnh viện và đơn vị bảo vệ đến xử lý, làm rõ người phụ nữ này là ai.

Để xác định nhân thân bệnh nhân, bác sĩ Xuân trực tiếp dùng điện thoại di động của bệnh nhân tìm số điện thoại của người thân và sau đó đã liên lạc được với mẹ bệnh nhân T. Bà mẹ nói người phụ nữ đi cùng không phải người nhà và mong các bác sĩ cho con bà được điều trị tại khoa. Sau hơn một ngày điều trị, bệnh nhân đã ra viện.

Theo bác sĩ Xuân thì những ngày qua một số báo đưa tin rằng bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng khỏa thân và xét nghiệm có thuốc kích dục là không đúng. Thực tế khi đến bệnh viện, bệnh nhân đang mặc quần áo; Khoa Chống độc đã làm xét nghiệm bệnh phẩm của bệnh nhân và phát hiện có thuốc Stilnox.

"Đây là loại thuốc ngủ nếu mua phải có đơn bác sĩ và tác dụng phụ là gây ảo giác" - bác sĩ Xuân cho biết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Stilnox là thuốc ngủ thuộc nhóm dẫn xuất của imidazopyridine, có các đặc tính của nhóm benzodiazépine: tác dụng an thần với liều thấp hơn so với liều cần thiết để gây chống co giật, giãn cơ hay chống lo âu.

Ở liều điều trị, Stilnox chủ yếu có tác dụng gây ngủ. Thuốc được dùng điều trị: mất ngủ tạm thời; mất ngủ ngắn hạn; mất ngủ kinh niên. Nhưng thời gian điều trị càng ngắn hạn càng tốt và không được vượt quá 4 tuần kể cả giai đoạn giảm liều.

Thời gian điều trị với người lớn: Mất ngủ tạm thời: điều trị từ 2 đến 5 ngày. Mất ngủ ngắn hạn: điều trị từ 2 đến 3 tuần. Mất ngủ kinh niên: điều trị dài hạn chỉ khi có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Khi bị ngộ độc thuốc có các triệu chứng: rối loạn hệ thần kinh trung ương, biểu hiện bởi ngủ gật đến hôn mê. Trường hợp nhẹ: lú lẫn tâm thần có thể được ghi nhận. Trường hợp nặng: mất điều hòa vận động, hạ huyết áp, suy hô hấp, hôn mê…

Lái xe vào ở cùng phòng với khách rồi… bất tỉnh

Theo phản ánh của các báo thì sau gần một ngày nằm cấp cứu tại Khoa Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, anh T. đã tỉnh. Nhưng khi được hỏi lý do vì sao phải để người khác đưa đi cấp cứu thì anh này nói rằng anh chỉ nhớ vị khách nữ là người đã chủ động mời anh ở lại cùng khách sạn để thuận tiện cho công việc sớm hôm sau lên đường từ Hà Nội đi tỉnh xa. Còn sau đó thì anh cũng… không thể hiểu vì sao lại phải đi cấp cứu.

Theo lời người lái xe này thì khoảng 4 giờ chiều ngày 29/5, bộ đàm của hãng báo anh đến khách sạn trên phố đón một khách nữ. Khi đến, người này nói đi Hải Dương. Sau khi về Hải Dương, tối hôm đó vị khách lại trở về Hà Nội. Khi biết lái xe chưa ăn gì thì vị khách chủ động bảo T. đi mua xôi về khách sạn để ăn. Khi về đến khách sạn, lúc này khoảng 11 giờ đêm, vị khách bảo T. ở lại đây còn giữ gìn sức khỏe để sáng hôm sau đi Nghệ An luôn.

"Vì em đã lái xe khoảng 400 km trong ngày nên cũng mệt quá rồi nên em đã ở lại. Khi lên đến phòng nghỉ, trong đó chỉ có một chiếc giường khá to, em nằm một bên xem bóng đá rồi ngủ thiếp đi. Còn cô ấy ngồi một bên đọc Internet và nói chuyện với người bạn ở Mỹ. Sáng tỉnh lại em thấy mình đang ở bệnh viện, em không biết một điều gì. Cho đến bây giờ em vẫn không thể biết việc gì đã xảy ra...". Đó là lời của anh lái xe được các báo tường thuật lại.

Trong bản tường trình sau đó gửi Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ - Bệnh viện Bạch Mai, người phụ nữ cho biết tên là Phạm Thị Thanh Ngọc, 40 tuổi, địa chỉ 15 Hàng Hành (khách sạn).

"Vào hồi 10 giờ đêm 29/5, tôi và em T. đi mua xôi về ăn, xong sau đó em không ăn và kêu mệt. Tôi có hỏi là em có cần đi bệnh viện không, nhưng em nói không cần, vì em nói thích xem đá bóng nên tôi để em xem. Trong khi tôi ngồi đọc email và nói chuyện với bạn bè từ Mỹ gọi về. Khoảng 11 giờ 20 phút đêm, tôi quay lại đã thấy em trùm chăn kín đầu. Tôi vội vàng kéo chăn em ra khỏi đầu em vì sợ em bị ngạt thở. Sau đó tôi quá buồn ngủ nên tôi đã ngủ. Khoảng 3 giờ 20 phút thì tôi lo sợ em chết đói vì em không ăn. Tôi vội vàng gọi xuống lễ tân và yêu cầu đưa em đi cấp cứu vì tôi gọi mãi mà em không dậy.

Sau đó em tôi được đưa đến khoa cấp cứu bệnh viện, các bác sĩ đã giúp em tôi tỉnh lại và tôi đã xin các bác sĩ đưa em tôi về. Nhưng vì tôi quá bức xúc nên tôi có nói một số câu không hay nên bác sĩ mời bảo vệ lên làm việc.

Hiện giờ em tôi đã tỉnh. Tôi xin mong những lời nói không hay của tôi được các bác sĩ và nhân viên bảo vệ thông hiểu cho tôi. Nhưng lực lượng bảo vệ và các bác sĩ vẫn không muốn để tôi đón em nuôi tôi về vì mọi người chưa biết cụ thể tôi là gì, như thế nào với quan hệ giữa tôi và em T.".

Người phụ nữ có tên Phạm Ngọc Thị Thanh này sau đó được bàn giao cho Công an phường Phương Mai giải quyết. Tại đây, người phụ nữ được làm rõ là bà Phạm Thị Thanh Ngọc (người được mệnh danh là "kiều nữ Hải Dương"), 40 tuổi, quốc tịch Hoa Kỳ, hiện đang thuê nghỉ tại một khách sạn trên phố Hàng Hành (Hà Nội).

Khai báo tại Cơ quan Công an, anh T. cho biết là do nắng nóng, cộng với công việc lái xe taxi đi nhiều không có thời gian nghỉ ngơi nên đã bị kiệt sức...

Hiện Cơ quan Công an đã cho bà Ngọc về và tiếp tục làm rõ sự việc.

  •  

    Bác sĩ Phạm Công Lạng, Giám đốc Bệnh viện tâm thần Hải Dương cho biết năm 2009, bà Ngọc đã hai lần phải vào điều trị tại bệnh viện này.

    Lần thứ nhất là 10 giờ ngày 24/3/2009, bà Ngọc đến bệnh viện trong trạng thái phụ thuộc thuốc. Khi vào khoa điều trị, bác sĩ chẩn đoán loạn thần không thương tổn, không biệt định. Lý do phải vào viện là do "đêm ít ngủ, nói nhiều, nói linh tinh".

    Theo bệnh án của bệnh nhân Phạm Thị Thanh Ngọc tại Bệnh viện Tâm thần Hải Dương, bệnh nhân Ngọc là con gái thứ 2 trong gia đình có 3 anh chị em, tiền sử sản khoa không có gì đặc biệt. Năm 2000, đi sang Mỹ cùng với chồng. Trong thời gian ở Mỹ ngủ kém, nói nhiều không chú ý đến công việc gia đình, có lần không kiểm soát được hành vi đã dùng dao chém chồng.

    Trong bệnh án ghi rõ: Tại Mỹ, bà Ngọc đã điều trị bằng thuốc an thần Stilnox, bệnh nhân vẫn ít ngủ, bỏ nhà đi lang thang. Chồng bà này đã gửi vợ về nước. Về nhà tự mua thuốc Stilnox để uống nhưng bệnh tình vẫn không ổn định, đêm ít ngủ, nói nhiều, tự xưng là "ông Hoàng Mười", "Cô Mẫu", "Cậu Mẫu", đi xem bói cho mọi người. Thiếu lễ độ với bố mẹ, ăn uống thất thường, có khi nhịn ăn cả ngày nhưng có ngày lại ăn rất khỏe, không chịu lao động gì, không chú ý đến việc gia đình. Mỗi ngày uống thuốc Stilnox, có ngày uống hàng trăm viên mà vẫn ngủ kém.

    Theo bệnh án thì trước thời điểm bệnh nhân Ngọc vào viện, bệnh nhân uống nhiều thuốc, uống xong không đi lại được, vật vã tại giường, nói lảm nhảm, co cứng lưỡi.

    Tìm hiểu tiền sử bệnh thì bà Ngọc đã có biểu hiện mất ngủ từ năm 2000, và bệnh lúc tăng, lúc giảm.

    Khi khám bệnh, bác sĩ phát hiện tâm thần bệnh nhân có biểu hiện chung là lẩn thẩn, tiếp xúc hạn chế. Dòng tư duy lúc tăng lúc giảm, có hoang tưởng tự cao kỳ quái. Hành vi lẩn thẩn thiếu hòa hợp… Vì vậy bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị loạn thần không thực tổn, không biệt định. Ngày 3/4/2009, tâm thần tiến triển khá hơn, ăn ngủ được. Lúc này bệnh nhân Ngọc xin về. Bác sĩ yêu cầu tiếp tục điều trị theo đơn.

    Lần thứ hai là 14 giờ ngày 3/6/2009, bệnh nhân Ngọc lại nhập viện. Lần này, gia đình cho biết sau khi ra viện lần đầu, gia đình tiếp tục đưa bà Ngọc đi điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 tháng. Nhưng khi về nhà, bệnh nhân vẫn ít ngủ, đi lại nhiều, nói nhiều, luôn luôn cho mình có tài, ăn uống thất thường nên gia đình lại đưa vào viện. Ngày 12/6/2009, bệnh nhân Ngọc ra viện. Trong bệnh án, bác sĩ điều trị vẫn yêu cầu tiếp tục điều trị theo đơn.

 

 

 

  •  

    Bác sĩ Phạm Công Lạng, Giám đốc Bệnh viện tâm thần Hải Dương cho biết năm 2009, bà Ngọc đã hai lần phải vào điều trị tại bệnh viện này.

    Lần thứ nhất là 10 giờ ngày 24/3/2009, bà Ngọc đến bệnh viện trong trạng thái phụ thuộc thuốc. Khi vào khoa điều trị, bác sĩ chẩn đoán loạn thần không thương tổn, không biệt định. Lý do phải vào viện là do "đêm ít ngủ, nói nhiều, nói linh tinh".

    Theo bệnh án của bệnh nhân Phạm Thị Thanh Ngọc tại Bệnh viện Tâm thần Hải Dương, bệnh nhân Ngọc là con gái thứ 2 trong gia đình có 3 anh chị em, tiền sử sản khoa không có gì đặc biệt. Năm 2000, đi sang Mỹ cùng với chồng. Trong thời gian ở Mỹ ngủ kém, nói nhiều không chú ý đến công việc gia đình, có lần không kiểm soát được hành vi đã dùng dao chém chồng.

    Trong bệnh án ghi rõ: Tại Mỹ, bà Ngọc đã điều trị bằng thuốc an thần Stilnox, bệnh nhân vẫn ít ngủ, bỏ nhà đi lang thang. Chồng bà này đã gửi vợ về nước. Về nhà tự mua thuốc Stilnox để uống nhưng bệnh tình vẫn không ổn định, đêm ít ngủ, nói nhiều, tự xưng là "ông Hoàng Mười", "Cô Mẫu", "Cậu Mẫu", đi xem bói cho mọi người. Thiếu lễ độ với bố mẹ, ăn uống thất thường, có khi nhịn ăn cả ngày nhưng có ngày lại ăn rất khỏe, không chịu lao động gì, không chú ý đến việc gia đình. Mỗi ngày uống thuốc Stilnox, có ngày uống hàng trăm viên mà vẫn ngủ kém.

    Theo bệnh án thì trước thời điểm bệnh nhân Ngọc vào viện, bệnh nhân uống nhiều thuốc, uống xong không đi lại được, vật vã tại giường, nói lảm nhảm, co cứng lưỡi.

    Tìm hiểu tiền sử bệnh thì bà Ngọc đã có biểu hiện mất ngủ từ năm 2000, và bệnh lúc tăng, lúc giảm.

    Khi khám bệnh, bác sĩ phát hiện tâm thần bệnh nhân có biểu hiện chung là lẩn thẩn, tiếp xúc hạn chế. Dòng tư duy lúc tăng lúc giảm, có hoang tưởng tự cao kỳ quái. Hành vi lẩn thẩn thiếu hòa hợp… Vì vậy bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị loạn thần không thực tổn, không biệt định. Ngày 3/4/2009, tâm thần tiến triển khá hơn, ăn ngủ được. Lúc này bệnh nhân Ngọc xin về. Bác sĩ yêu cầu tiếp tục điều trị theo đơn.

    Lần thứ hai là 14 giờ ngày 3/6/2009, bệnh nhân Ngọc lại nhập viện. Lần này, gia đình cho biết sau khi ra viện lần đầu, gia đình tiếp tục đưa bà Ngọc đi điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 tháng. Nhưng khi về nhà, bệnh nhân vẫn ít ngủ, đi lại nhiều, nói nhiều, luôn luôn cho mình có tài, ăn uống thất thường nên gia đình lại đưa vào viện. Ngày 12/6/2009, bệnh nhân Ngọc ra viện. Trong bệnh án, bác sĩ điều trị vẫn yêu cầu tiếp tục điều trị theo đơn.

     

 


Ý kiến của bạn