Sự thật về hiện tượng Trăng hồng xuất hiện cuối tuần này

10-04-2025 10:58 | Xã hội
google news

SKĐS - Hiện nhiều diễn đàn mạng xã hội đang chia sẻ thông tin về hiện tượng Trăng hồng kỳ thú vào cuối tuần này. Theo đó, ngày 13/4, hiện tượng thiên văn thú vị Trăng hồng sẽ bùng nổ trên bầu trời.

Thực hư về hình ảnh Mặt trăng máu ở Sơn La chia sẻ trên mạng xã hộiThực hư về hình ảnh Mặt trăng máu ở Sơn La chia sẻ trên mạng xã hội

SKĐS - Mạng xã hội xôn xao chia sẻ hình ảnh Mặt Trăng có màu đỏ như máu được cho là chụp ở Tà Xùa (Sơn La). Nhiều cư dân mạng cho rằng đây là hiện tượng nguyệt thực xảy ra tối 14/3.

Hiện nhiều diễn đàn mạng xã hội đang chia sẻ thông tin về hiện tượng trăng hồng kỳ thú vào cuối tuần này. Theo đó, ngày 13/4, hiện tượng thiên văn thú vị Trăng hồng sẽ bùng nổ trên bầu trời. Trong tháng này, Trăng tròn được chiếu sáng mạnh nhất. Mặt Trăng luôn xuất hiện tròn đầy vào những ngày trước và sau thời điểm chiếu sáng đỉnh điểm.

Lần trăng tròn tháng 4 được gọi là Trăng hồng. Tên gọi này bắt nguồn từ những bông hoa phlox màu hồng nở vào đầu mùa xuân. Vào thời xưa, các thổ dân châu Mỹ gọi đó là trăng băng vỡ. Trăng tròn là pha duy nhất mà Mặt Trăng ở trên cao suốt đêm, với Mặt Trăng mọc và lặn xảy ra vào lúc hoàng hôn và bình minh.

Sự thật về hiện tượng Trăng hồng xuất hiện cuối tuần này- Ảnh 2.

Trăng hồng tháng 4 là hiện tượng được thổi phồng, thực tế Mặt Trăng không có màu hồng.

Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), Khi Mặt Trăng đạt pha tròn ở thời điểm nó ở khu vực của điểm xa Trái Đất nhất (điểm viễn địa), bạn sẽ thấy nó nhỏ hơn Trăng tròn thông thường một chút - tức là ngược lại với Supermoon (siêu Trăng), khi Trăng tròn lúc nó ở cận địa.

"Trên thực tế, bạn sẽ gần như không nhận ra sự nhỏ đi của nó so với đa số những lần Trăng tròn khác - tương tự như vậy, nếu các báo chí không tuyên truyền về những lần siêu Trăng thì may ra chỉ có vài người cảm thấy nó có vẻ lớn hơn một chút và cũng chẳng có gì đặc sắc cả", ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch VACA nói.

Những ngày qua, một số diễn đàn chia sẻ về hiện tượng Trăng hồng hiếm gặp. Trên thực tế thì hiện tượng này lặp lại hàng năm. Trăng tròn trong tháng 4 (Dương lịch) được người Bắc Mỹ gọi tên như vậy. Cái tên này không hề chỉ màu sắc của Mặt Trăng, mà chỉ màu sắc của hoa phlox - một loài hoa mọc phổ biến ở Bắc Mỹ và nở vào mùa xuân.

Thời điểm tháng 4 hàng năm là khi hoa phlox nở rộ và ở những nơi chúng mọc nhiều, chúng tạo nên cảnh tượng như một tấm thảm màu hồng trên mặt đất. Vì vậy người Bắc Mỹ từ lâu đã có một cách gọi mang tính truyền thống về mọi Trăng tròn rơi vào tháng 4 này như vậy.

Ở châu Âu, một số cách gọi tên ít phổ biến hơn về Trăng tháng 4 là 'Trăng trứng', 'Trăng cỏ mọc', ... Tất cả đều liên quan tới tập quán sinh hoạt và chu kỳ sinh trưởng của các loài động vật hoặc thực vật. Nhiều tháng khác cũng có những cái tên khác cho Mặt Trăng, nhưng vì đơn giản là chúng không dễ gây hiểu nhầm (chẳng ai lại dở hơi tới mức tin rằng Mặt Trăng sẽ có hình dạng như con nai hay con cá tầm cả) nên người ta ít lấy ra câu view hơn, còn "hồng" thì rất dễ gây hiểu nhầm.

Do vậy, tối thứ 7 tuần này chúng ta có thể quan sát Trăng tròn, nhưng đừng kỳ vọng nó có màu hồng hay đỏ bởi điều đó là không đúng.

Mặt Trăng sẽ đỏ rực như máu trong tháng 3, nơi nào có thể quan sát?Mặt Trăng sẽ đỏ rực như máu trong tháng 3, nơi nào có thể quan sát?

SKĐS - Sau màn khởi đầu ấn tượng với cuộc diễu hành hành tinh trong tháng 2, tháng 3 sẽ có hiện tượng nguyệt thực toàn phần kéo dài hơn một tiếng đồng hồ, với Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ rực.


Tô Hội
Ý kiến của bạn