1. Sốt rét thúc đẩy Đế chế La Mã cổ đại diệt vong
La Mã cổ đại là nền văn minh La Mã bắt đầu từ sự kiện thành lập thành phố Rome vào thế kỷ thứ 8 TCN cho tới sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã vào thế kỷ thứ 5 SCN. Bao gồm các thời kỳ Vương quốc La Mã, Cộng hòa La Mã và Đế quốc La Mã cho tới khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ. Từ lâu, giới nghiên cứu nghi ngờ bệnh sốt rét đã góp phần làm thành Rome cổ đại diệt vong.
Đến nay sau nhiều nghiên cứu, khoa học đã xác được bệnh sốt rét thực sự là nguyên nhân làm cho đế chế hùng cường này đi đến sụp đổ. Kết luận được đưa ra năm 2011 sau khi các nhà khoa học phân tích DNA hài cốt của 47 trẻ nhỏ tại một biệt thự La Mã cổ đại ở Lugnano, Italia.
Sốt rét, thủ phạm khiến Đế chế La Mã cổ đại diệt vong
Những đứa trẻ này được gọi chung là Lugnano, đứa lớn nhất mới ba tuổi. Tất cả đã chết và được chôn cất cùng một lúc.Hơn một nửa chết trước ngay khi sinh ra.Chúng là nạn nhân của một trong những dịch sốt rét càn quét thành Rome, nó ngăn cản nông dân đến trang trại của mình.Tuy nhiên, nơi bị thiệt hại nặng nề nhất là quân đội, sốt rét giết chết nhiều người khiến quân đội không đủ quân lính để đẩy lùi kẻ xâm lược ra khỏi bờ cõi.
Theo nghiên cứu, những người này đã nhiễm ký sinh giống như ký sinh trùng sốt rét hiện đại có tên Plasmodium falciparum, vốn lây nhiễm vào cơ thể người qua môi trường sinh học, và nhanh chóng biến thành đại dịch nguy hiểm.
Sốt rét còn được gọi là ngã nước, chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium, lây truyền từ người sang người qua đường muỗi đốt. Chi Plasmodium có bốn loài, nguy hiểm nhất là Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax.Hai loài còn lại (Plasmodium ovale, Plasmodium malariae) cũng gây bệnh nhưng ít gây tử vong hơn.
2. Hậu duệ người Viking mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao
Một đề tài khoa học công bố 2016 của Trường Y học Nhiệt đới Liverpool, Anh (LSTM) cho biết, hậu duệ người Viking có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hay khí phế thũng cao hơn cộng đồng chung. Thông thường, những người hút thuốc là nhóm dễ mắc căn bệnh này nhất nhưng những người Viking không hút thuốc cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao. Nghiên cứu tiến hành phân tích hệ thống nhà tiêu thời Viking ở Đan Mạch phát hiện thấy cơ thể người Viking có nhiều giun, nhiều đến nỗi gen ức chế alpha-1-antitrypsin (A1AT) trong cơ thể bị đột biến để ngăn chặn enzyme của giun.
Cơ thể con người có thể tạo ra các chất ức chế (bao gồm A1AT) một cách tự nhiên để ngăn chặn các enzyme khỏe được tiết ra ở trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Nhưng người Viking và con cháu họ, chất ức chế A1AT tăng khả năng đối phó với các enzyme do giun tiết làm giảm khả năng ngăn chặn các enzyme trong hệ thống tiêu hóa. Ngày nay, chất ức chế A1AT đột biến là vô dụng, vì đã có thuốc để đối phó với giun.Nhưng xét nghiệm DNA cho thấy hậu duệ của người Viking vẫn có chất ức chế đột biến bất lợi. Điều này đồng nghĩa, hậu duệ người Viking đã bị tụt hậu, cơ thể không thể đối phó với các enzyme do chính nó tiết ra, và hậu quả dẫn đến các chứng bệnh về phổi.
Người Viking và căn bệnh COPD
Phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh hô hấp gây khó thở do đường thở bị hẹp lại. Đây là căn bệnh tiến triển, có nghĩa, ngày càng nặng hơn theo thời gian. Có hai loại chính của căn bệnh này, một số người có thể mắc cùng lúc cả hai loại là viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng. Người Viking là thuật ngữ để chỉ những nhà thám hiểm, thương nhân, chiến binh, hải tặc ở Bắc Âu vào thời đại đồ đá muộn, trên bán đảo Scandinavia, vùng Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển và Phần Lan ngày nay.
Người ta thường nói tới những người Viking như các chiến binh lưu động trên các chiến thuyền hoặc những kẻ cướp biển, nhưng họ cũng là các nông dân và các nhà buôn giỏi. Đặc biệt họ đi biển, những tay cướp biển người Viking giương buồm đi khắp châu Âu và Bắc Đại Tây Dương trên những chiếc thuyền dài, đánh phá cướp bóc, xâm chiếm phần lớn các vùng đất trù phú tại châu Âu, rồi định cư tại những vùng đất chiếm được. Thời đại Viking bắt đầu khoảng cuối thế kỷ 8 và kéo dài đến giữa thế kỷ 11.
3. Người Anh đầu tiên là người da đen?
Năm 1903, các nhà khoa học đã phát hiện ra hài cốt 10.000 năm tuổi của một người đàn ông Anh trong một hang động ở hẻm núi Cheddar, Somerset, được đặt tên Người đàn ông Cheddar.
Người đàn ông Cheddar
Năm 2018, qua phân tích DNA cho thấy đây là người có làn da nâu hoặc đen, với mái tóc đen xoăn và đôi mắt xanh.Bộ xương của Người đàn ông Cheddar được xem là hoàn chỉnh nhất, lâu đời nhất từng được tìm thấy ở Anh.Điều này có nghĩa, người Anh sớm nhất có thể là người da màu, chính xác hơn là da đen.
Điều thú vị, vào những năm 90 ở thế kỷ trước, Giáo sư Brian Sykes của Đại học Oxford đã tiến hành thử nghiệm 20 người ở làng Cheddar và đem so sánh DNA của họ với Người đàn ông Cheddar, kết quả, có hai người là hậu duệ của Cheddar. Mới đây, các nhà khoa học đã tiến hành tái tạo gương mặt của Cheddar.Diện mạo của Cheddar khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, thậm chí còn kinh ngạc.
Với kết quả nghiên cứu khoa học ước tính, cứ 10 người sống ở Anh hiện nay 1 người có mối liên hệ trực tiếp với Người đàn ông Cheddar. Xa hơn, tổ tiên của Người đàn ông Cheddar đã đặt chân đến Anh sau khi rời châu Phi và đi qua khu vực Trung Đông.
4. Người Tây Tạng là hậu duệ của người Denisovan
Nói về việc lai tạo, các xét nghiệm DNA đã chứng minh rằng người Tây Tạng hiện nay là hậu duệ của người Denisovan. Điều này không có nghĩa, người Tây Tạng là người Denisovan mà họ là người Homo sapiens, do một tổ tiên nào đó của người Homo sapien đã tình cờ giao phối với một người Denisovan.
Các nhà khoa học phát hiện thấy điều này khi so sánh bộ gien được chiết xuất từ người Denisova 11 với bộ gien của 40 người Tây Tạng.Kết quả, gien EPAS1 của Tây Tạng tương tự như gien của EPAS1 của người Denisova 11. EPAS1 chịu trách nhiệm quản lý phản ứng tự nhiên của cơ thể con người khi sống trong môi trường oxy thấp.
Người Denisovan
Cơ thể con người có thể sản xuất nhiều huyết sắc tố tự nhiên để vận chuyển oxy đến các mô khi không có đủ oxy, giúp cơ thể tồn tại, hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên, người Tây Tạng do sở hữu gien EPAS1 đột biến nên cơ thể của họ không sản xuất nhiều huyết sắc tố khi thiếu oxy. Đây là lý do tại sao người Tây Tạng có thể sống vô tư trên nóc nhà thế giới nơi oxy rất thấp. Nói cách khác, EPAS1 tạo ra một loại protein có khả năng điều chỉnh lượng oxy trong cơ thể để thích nghi với môi trường trên cao và không khí loãng (có lúc chỉ còn khoảng 30% lượng oxy trong không khí).
Các nhà khoa học nghi ngờ tổ tiên của người Tây Tạng có gien này khi một trong những cụ tổ của họ đã giao phối với một người Denisovan trong khoảng 30.000 đến 40.000 năm trước. Tuy phát hiện ra điều này nhưng khoa học vẫn chưa xác nhận được liệu gien EPAS1 bị đột biến có cho phép người Denisovan đối phó ở độ cao tốt như người Tây Tạng hay không.
5. Về nguồn gốc loài người
Nhờ nghiên cứu DNA, các nhà khoa học còn phát hiện thấy người hiện đại đều là hậu duệ của một cặp đôi, hay con cháu của một cặp cá thể duy nhất sống sót sau thảm họa tồi tệ dạng như tuyệt diệt, chỉ còn lại hai người duy nhất, điều này giống như Adam và Eva trong Kinh Thánh.
Người hiện đại đều là hậu duệ của một cặp đôi hay con cháu của một cặp cá thể duy nhất
Trong Kinh thánh, con người là hậu duệ của Adam và Eva, những người đầu tiên sống trên Trái đất.khoa học ủng hộ một phần lý thuyết trên, bởi giả thiết vẫn còn một số khác biệt. Đầu tiên, phiên bản khoa học Adam và Eva không phải là con người đầu tiên. Thứ hai, chúng ta không phải là con đẻ trực tiếp của họ. Thay vào đó, đàn ông có nguồn gốc từ đàn ông, và phụ nữ có nguồn gốc từ phụ nữ. Các nhà khoa học gọi đàn ông là “Adam mang nhiễm sắc thể Y” và phụ nữ là “Eve mang ty thể”. “Adam mang nhiễm sắc thể Y” đã sống ở châu Phi vào khoảng 125.000 đến 156.000 năm trước còn “Eve mang ty thể” sống ở Đông Phi vào khoảng 99.000 đến 148.000 năm trước.
Không giống như Adam và Eva trong Kinh thánh, “Adam mang nhiễm sắc thể Y” và “Eve mang ty thể” chưa hề gặp nhau, mặc dù họ cùng tồn tại trong một thời điểm. Các nhà khoa học lập luận “Adam mang nhiễm sắc thể Y” là tổ tiên của tất cả đàn ông sau khi giải mã trật tự nhiễm sắc thể Y của 69 người đàn ông từ bảy nhóm tộc người khác nhau.Còn “Eve mang ty lạp thể” là sau khi khoa học giải mã trật tự ty thể của 69 người đàn ông và 24 phụ nữ. Tuy nhiên, về niên đại của “Adam mang nhiễm sắc thể Y” hiện vẫn đang tranh luận, một số nhà nghiên cứu cho rằng “Adam mang nhiễm sắc thể Y” có thể sống từ 180.000 đến 200.000 năm trước hoặc thậm chí từ 237.000 đến 581.000 năm về trước.