Sự thật về bệnh dại

11-05-2017 10:19 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Bệnh dại được coi là bệnh truyền nhiễm cấp tính từ động vật và nó có thể lây từ động vật sang người hoặc từ người sang động vật.

Bệnh dại được coi là bệnh truyền nhiễm cấp tính từ động vật và nó có thể lây từ động vật sang người hoặc từ người sang động vật. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại gây ra hàng nghìn ca tử vong mỗi năm tại hơn 100 quốc gia. Hãy đọc 10 sự thật dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu sâu thêm về nguồn gốc và cách phòng ngừa căn bệnh này.

Nguy hiểm của bệnh dại

Vật nuôi hay thú hoang dã có thể lan truyền bệnh dại cho con người thông qua vết cắn của động vật bị nhiễm virut dại, thường là chó, mèo. Thời kỳ ủ bệnh khác nhau, từ một vài ngày đến vài tháng, thường là trong vòng 2 - 3 tháng. Đến thời điểm khởi phát bệnh, virut dại lan rộng trên toàn hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến nhiễm trùng và dẫn đến tử vong chỉ dao động từ 1 - 7 ngày. Bệnh dại do virut dại cổ điển gần như gây tử vong 100% trên người, hiện nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.Vật nuôi truyền bệnh dại cho người qua vết cắn.

Vật nuôi truyền bệnh dại cho người qua vết cắn.

Ước tính có khoảng 59.000 người chết vì bệnh dại mỗi năm. Riêng ở châu Phi và châu Á chiếm 99% tỷ lệ tử vong của toàn thế giới. 80% trong số đó là những người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa kém phát triển.

Chó là vật chủ chính chịu trách nhiệm gây ra 95% số ca tử vong vì bệnh dại của con người, đặc biệt ở châu Phi và châu Á. Tại châu Âu, dơi là nguyên nhân chính gây ra sự nhiễm trùng. Trường hợp tử vong sau khi tiếp xúc với những con cáo, gấu trúc, chồn hôi, chó rừng, cầy mangut và các loại vật chủ khác rất hiếm. Ngựa và lừa thường trở nên hung hăng và cắn mạnh khi chúng bị bệnh dại. Trâu và bò không cắn khi bị nhiễm bệnh dại.

Mặc dù tất cả nhóm tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh dại nhưng trẻ em do tính chất độ tuổi nhỏ thường thích tiếp xúc với vật nuôi mà chưa có nhiều nhận thức về căn bệnh dại là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em thường có xu hướng che giấu cha mẹ về vết cắn vì sợ la mắng và do đó không nhận được đầy đủ các biện pháp sơ cứu và chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Cách nào phòng chống dại?

Giáo dục và nâng cao nhận thức chính là chìa khóa để ngăn ngừa vết cắn của động vật bị bệnh dại.

Dạy trẻ làm cách nào để tránh bị động cắn là một nhân tố thiết yếu nhất của phòng, chống bệnh dại. WHO làm việc với các đối tượng khác nhau để giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức về bệnh dại.Cần đưa thú nuôi đi tiêm phòng bệnh dại.

Cần đưa thú nuôi đi tiêm phòng bệnh dại.

Hợp tác liên ngành rất quan trọng để kiểm soát bệnh dại.

WHO đã tiến hành hợp tác với các đối tác chiến lược để hỗ trợ chương trình quốc gia và mạng lưới khu vực nhằm giải quyết bệnh dại. Chương trình này bao gồm tăng cường tiếp cận với vắc-xin của con người, vật nuôi.

Vết thương được rửa và điều trị kịp thời sau khi bị chó cắn là quyết định sống còn.

Các vết cắn cần phải được rửa sạch ngay lập tức bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong khoảng 10 - 15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục trong 15 phút. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại. Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod nếu có. Nạn nhân bị chó cắn cần được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị kịp thời.

Tiêm vắc-xin chống bệnh dại sau khi bị cắn.

Tiêm vắc-xin dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) là bắt buộc nếu bạn bị chó, mèo hay các động vật khác bị dại hoặc nghi ngờ dại cắn. Cần PEP trong các điều kiện sau:

Nếu vết cắn gây xước da và vết thương chảy máu.

Nếu màng nhầy ở vùng da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại.

Nếu con vật: bị chết, biến mất, có hành vi không bình thường, nếu kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật nghi dại hoặc bị dại cho kết quả dương tính, cắn người.

Tùy thuộc vào nơi bạn sống, bạn sẽ được yêu cầu cập nhật hồ sơ tiêm phòng bệnh dại của vật nuôi. Đồng thời, cần phải tiêm phòng dại cho chó, mèo đầy đủ theo đúng lịch khuyến cáo của bác sĩ hoặc cán bộ thú y.

Bạn có thể tiêm phòng dại sớm cho chó ở khoảng 6-8 tuần tuổi và mèo ở 8 tuần tuổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y nếu bạn muốn tiêm vắc-xin ngừa bệnh dại cho chó hoặc mèo sơ sinh hoặc nếu bạn bỏ lỡ thời gian tiêm phòng cho vật nuôi.


Quốc Cường
Ý kiến của bạn