Niềm tự hào ẩm thực nước Pháp
Người Ai Cập cổ phát hiện được rằng, từ tập tính sinh sống di cư mà loài ngỗng trời có thói quen trữ một lượng lớn thức ăn trong cổ của mình. Bởi đặc tính đó mà loài ngỗng tích được một lượng lớn chất béo và được chuyển hóa xuống gan. Do đó gan ngỗng đặc biệt to, béo và dồi dào chất dinh dưỡng mang đến rất nhiều lợi ích cho chúng ta.
Foie gras (gan ngỗng béo) là một trong những món ăn tinh tế, thậm chí được đưa lên hàng "thần thánh" trong giới ẩm thực do hương vị vô cùng thơm ngon, béo ngậy, mềm mịn như lụa... Món ăn này thường được phục vụ ở các nhà hàng cao cấp, xuất hiện trong danh sách những món ăn đắt đỏ nhất thế giới.
Nuôi cả một con ngỗng nhưng người ta chỉ sử dụng đúng bộ gan để chế biến khiến cho món ăn này được xếp vào danh sách những món ăn quý giá đắt đỏ bậc nhất thế giới. Ai cũng muốn được nếm thử một lần trong đời.
Người phương Tây không ăn các món chế biến từ nội tạng động vật nhưng gan ngỗng béo lại là món nội tạng duy nhất được phép xuất hiện trên các bữa tiệc sang trọng. Qua thời gian, món ăn xa xỉ này vẫn chiếm vị trí tối thượng trong ẩm thực Pháp. Thậm chí, quốc gia này còn ghi hẳn trong luật rằng: “Gan ngỗng béo thuộc về di sản văn hóa và ẩm thực của nước Pháp”.
Sự thật tàn khốc
Những con ngỗng nuôi để lấy gan không thể được nuôi bình thường như ngỗng, vịt ở Việt Nam mà là một quy trình vô cùng tàn khốc.
Sự tàn khốc trước tiên đến từ cách họ vỗ béo ngỗng. Để có những lá gan chất lượng tuyệt hảo, ngỗng sẽ bị banh miệng ra rồi dùng một chiếc ống kim loại đưa thẳng vào cổ họng chúng, bơm khoảng... 10 kg ngũ cốc (thường là ngô) vào dạ dày để vỗ béo.
Quá trình này sẽ khiến lá gan của ngỗng lớn đột biến, gấp 10 lần so với ngỗng bình thường. Tuy nhiên, lá gan quá lớn sẽ đè vào phổi, khiến chúng thở còn khó khăn. Thậm chí nhiều chú ngỗng không thể đứng lên nổi, gãy cả chân vì quá nặng nề. Cân nặng quá lớn sẽ gây căng thẳng, khiến ngỗng "điên cuồng" rỉa lông thậm chí tấn công lẫn nhau.
Đây là câu chuyện tại các hộ chăn nuôi gia đình, còn tại các trang trại hoặc nhà máy công nghiệp mức độ còn khủng khiếp hơn gấp nhiều lần. Ngỗng bị nhốt trong các lồng nhỏ vừa đủ chỗ cựa quậy mình, chúng không được bơi lội, rỉa lông như nhưng con ngỗng bình thường, chân bị què hoặc nhiễm trùng do phải đứng trên lưới kim loại trong quá trình ép ăn bằng ống.
Ngoài ra, chúng thường bị tổn thương thực quản do lượng thức ăn quá tải đổ xuống họng, gãy xương ức, nhiễm nấm, tiêu chảy, suy giảm chức năng gan và rất căng thẳng. Một số con chết vì viêm phổi hoặc nghẹn khi nuốt hạt.
Việc ép ăn này có tác dụng làm gan ngỗng sinh mỡ, to hơn gấp 10 lần gan một con ngỗng bình thường. Hậu quả, lá gan béo phì khiến chúng thở, đi lại rất khó khăn. Chưa kể, trong quá trình nuôi, những con ngỗng tội nghiệp bị nhốt trong các lồng nhỏ, chen chúc chỉ đủ chỗ cựa quậy mình.
Theo Newsweek, đàn ngỗng ở một trang trại foie gras trông "bơ phờ" và "thường bị què bởi nhiễm trùng bàn chân do phải đứng trên lưới kim loại trong quá trình ép ăn bằng ống". Ngoài ra, chúng thường bị tổn thương thực quản do lượng thức ăn quá tải đổ xuống họng, gãy xương ức, nhiễm nấm, tiêu chảy, suy giảm chức năng gan và rất căng thẳng. Một số con chết vì viêm phổi hoặc nghẹn khi nuốt hạt.
Theo kết quả nghiên cứu, những con ngỗng vỗ béo có tỉ lệ chết cao gấp 20 lần so với ngỗng không bị ép ăn, người ta chỉ lấy gan của ngỗng đực, ở Pháp mỗi năm có hơn 40 triệu con ngỗng cái bị xay sống làm phân bón hoặc thức ăn cho mèo.
Làn sóng tẩy chay tại một số nước
Quy trình nuôi này bị nhiều tổ chức quyền lợi động vật đánh giá là quá dã man.
Mới đây, Hội đồng lập pháp thành phố New York (Mỹ) đã thông qua dự luật cấm các nhà hàng và cơ sở kinh doanh món gan ngỗng Foie gras. Dự luật này sẽ được Thị trưởng New York Bill de Blasio ký ban hành thành luật. Cụ thể, chính quyền sẽ cấm bán, phục vụ hoặc chế biến món gan ngỗng này từ năm 2022. Những ai vi phạm sẽ bị phạt khoảng 500-2.000 USD/lần, tương đương 11-46 triệu đồng tiền Việt.
Trước New York, bang California cũng đã cấm bán gan ngỗng từ năm 2012. Một số quốc gia khác trên thế giới cũng đã ban hành lệnh cấm tiêu thụ món Foie gras xa xỉ này như Anh, Argentina, Ấn Độ, Israel,...
Xem thêm video đang được quan tâm
6 biện pháp đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19