Sự tàn phá cơ thể của trọng lực và tập luyện cải thiện sức khỏe

SKĐS - Các kết quả của lực kéo xuống liên tục của lực hấp dẫn trên khuôn mặt, vai, lưng, cổ, ngực, cơ quan nội tạng, chi dưới và bàn chân gây đau cho hầu hết chúng ta. Trọng lực không từ bỏ bất cứ một ai, và cũng không phân biệt đối xử với bất kỳ ai. Tất cả chúng ta sẽ trải nghiệm sự thay đổi đối với cơ thể, là kết quả của sự sống trên hành tinh này.

Những bộ phận bị ảnh hưởng

Xương sống: hiệu ứng đáng chú ý nhất của lực hấp dẫn trên cơ thể là nén cột sống. Cột sống của chúng ta bao gồm đốt sống và các đĩa đệm giữa các đốt sống. Đĩa đệm là một cấu trúc sụn - xơ, có khả năng đàn hồi và như một thấu kính lồi chêm vào giữa 2 đốt sống.  một cấu trúc có dạng thớ sợi khá chắc chắn xếp theo vòng tâm. Bên trong có chứa nhân keo (gelatin). Nhân keo có tính ngậm nước cao. Nhân keo ở trẻ em chứa tới hơn 80% nước. Khi trưởng thành, nhân keo mất nước dần. Ở người già chỉ còn hơn 60% nước trong nhân keo. Khi có tác động, nhân keo thoát nước ra bên ngoài, đĩa đệm xẹp xuống để chịu lực. Lực sẽ phân tán đều khắp mặt đĩa đệm và bị triệt tiêu dần. Khi lực tác động không còn nữa, nhân keo sẽ phồng lên và hút nước quay lại, làm cho đĩa đệm phồng to lên. Đĩa đệm có vai trò như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ các dây thần kinh não tủy, tạo ra sự uyển chuyển cho cột sống trong các động tác xoay, nghiêng, cúi, ngửa….đồng thời nó còn là yếu tố giúp phân tán trọng lực và lực đè ép từ bên trên do khiêng vác vật nặng và chống rung lắc của cơ thể. Lực hấp dẫn hướng xuống khiến đĩa đệm bị mất độ ẩm suốt cả ngày, dẫn đến mất chiều cao. Đĩa đệm sẽ phục hồi lượng nước vào trong nhân keo, nhưng không phải là 100%. Trong suốt cuộc đời, một người có thể vĩnh viễn mất từ 1/2 - 2 chiều cao.

Vòng eo: mất chiều cao không chỉ ảnh hưởng đến vùng lưng, mà còn hoạt động như một “hiệu ứng domino” trên phần còn lại của cơ thể. Các cơ quan khác cũng bị nén lạivà số đo vòng eo sẽ tăng lên mà không tăng cân nặng trên thực tế. Đây là kết quả trực tiếp của việc nén cột sống. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và uốn dẻo của cơ thể và có thể cản trở khả năng thực hiện các hoạt động đơn giản hàng ngày.

Các cơ quan nội tạng: lực hấp dẫn cũng tàn phá bên trong cơ thể. Theo thời gian, các cơ quan bắt đầu bị sa xuống khỏi vị trí ban đầu trong cơ thể. Chức năng các cơ quan này cũng trở nên kém hiệu quả hơn. Chúng ta thường nghe nói nhiều đến sa tạng vùng chậu, xảy ra khi các cơ và dây chằng hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan vùng chậu bị suy yếu do tuổi tác hoặc các nguyên nhân khác gây tổn thương các hệ cơ và dây chằng nâng đỡ này, cộng với lực hút của trái đất. Điều này làm cho các cơ quan đó trượt ra khỏi vị trí ban đầu và dẫn đến các hiện tượng như, sa bàng quang hoặc sa trực tràng… Tình trạng này sẽ diễn biến xấu hơn theo thời gian và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Để chống lại xu hướng sa các cơ quan nội tạng, một số động tác Yoga đặc biệt có thể hỗ trợ tốt.

Làn da: chúng ta có chứa collagen, có nguồn gốc từ chữ Kolla trong tiếng Hy Lạp nghĩa là keo; ngoài việc giúp gắn kết xương, các cơ và da ra nó còn giúp làn da có độ đàn hồi, căng tràn, thay thế các tế bào da chết và không bị xệ. Bởi vì nếu xét cùng một khối lượng, collagen khỏe hơn cả thép cho nên việc chiến thắng tác động của lực hấp dẫn là việc hiển nhiên. Càng lớn tuổi lượng collagen và khả năng đàn hồi của chúng càng giảm, không còn giữ được khả năng mạnh mẽ như trước nữa. Điều này rất dễ để nhận ra khi da không còn căng mịn, đàn hồi, khuôn mặt không còn thanh tú, gọn gàng như xưa nữa. Điều này còn tồi tệ hơn bởi trọng lực, khi càng ngày da mặt càng xệ xuống.

Tuần hoàn của cơ thể: nếu trọng lực có thể ngăn nước chảy lên dốc, nó cũng có thể ngăn máu trong cơ thể chúng ta tự do chảy lên trên. Theo thời gian, trọng lực tác động lên hệ thống tuần hoàn, có thể gây giãn tĩnh mạch, giảm lưu thông máu vùng đầu và chân tay bị phù. Lưu thông kém đến mắt, tai, toàn bộ làn da gồm cả da vùng đầu mặt và não là một trong những lý do tại sao các cơ quan có giá trị nhất của chúng ta xấu đi trong suốt cuộc đời. Hãy thử thí nghiệm đơn giản này để chứng kiến hiệu ứng mạnh mẽ của lực hấp dẫn trên hệ thống tuần hoàn: nhấc cánh tay phải lên trong hai phút. Hạ cánh tay và so sánh tay phải và tay trái. Hoặc quan sát hai chi dưới khi phải đứng lâu sẽ thấy nặng và thậm chí là phù.Chúng ta có thể gọi tất cả những vấn đề này là những tác động không thể tránh khỏi của sự lão hóa. Sự thật là chúng chỉ đơn thuần là kết quả của lực hấp dẫn không đổi - và chúng không thể tránh khỏi. Để thấy rõ hơn sức mạnh của lực hấp dẫn, hãy xem xét điều này: các phi hành gia tăng chiều cao thêm4cm chiều dài cơ thể trong khi họ sống trong không gian. Trong những tuần trong quỹ đạo, đĩa đệm của các phi hành gia tiếp tục hấp thụ nước từ dòng máu. Không có lực hấp dẫn để ép nước ra, đĩa đệm vẫn đầy đặn, làm cho cơ thể cao hơn. Trong thực tế, bộ quần áo không gian được thiết kế dài hơn chiều cao thực tế của phi hành gia 4cmđể chứa thêm phần chiều cao khi cột sống căng ra. và chúng ta sẽ vẫn bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn trên trái đất cho toàn bộ cuộc đời mình.

Nhưng không phải lúc nào trọng lực cũng có tác động xấu: khi còn là bào thai, tất cả chúng ta đều phát triển trong môi trường nước ối gần như không trọng lực của bụng mẹ. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ bào thai lật ngược để giúp phát triển trí não. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường ngủ nằm sấp, giữ đầu của chúng thấp hơn tim là một cách khuyến khích nguồn cung cấp máu và oxy nhiều hơn cho não. Lớn hơn một chút, trẻ em thích chơi những trò chơi “thoát khỏi lực hấp dẫn” bằng cách cưỡi đu hoặc treo ngược trên các thanh xà cũng là một cách để máu dồn về não. Là người lớn, chúng ta chống chân và bàn chân của mình trên bàn hoặc ghế đẩu để bù lại sự hiện diện liên tục của trọng lực. Chúng ta không thể thoát khỏi lực hấp dẫn, nhưng chúng ta có thể  lợi dụng nó để có lợi cho sức khỏe. Làm sao? Bằng cách đảo ngược vị trí của cơ thể dưới sức mạnh của nó. Một số động tác tập luyện cải thiện lưu thông máu cho vùng đầu, đồng thời chống lại sự sa tạng phủ, tăng tính dẻo dai cho cơ thể:

Tập luyện để chống tác hại

Chống gù vẹo cột sống:

Động tác ưỡn cổ: chuẩn bị: nằm ngửa,hai tay để xuôi trên giường. Lấy điểm tựa ở xương chẩm và mông.cổ và lưng hổng giường đồng thời hít vô tối đa; giữ hơi, dao động lưng qua lại từ 2 - 6 cái; thở ra triệt để có ép bụng. Nếu không đủ sức thì không làm dao động. Làm như vậy từ 1 - 3 hơi thở, không hạ lưng xuống giường. Chừng nào xong động tác mới hạ lưng xuống nghỉ..

Sự tàn phá cơ thể của trọng lực và tập luyện cải thiện sức khỏeĐộng tác ưỡn cổ

Động tác ưỡn mông: chuẩn bị: nằm ngửa, lấy điểm tựa ở lưng trên và 2 gót chân, thắt lưng, mông và chân đều hổng giường, đồng thời hít vô tối đa; giữ hơi và dao động qua lại, mỗi lần dao động cố gắng hít vô thêm, dao động 2 - 6 cái; thở ra và ép bụng thật mạnh, đuổi hơi ra triệt để. Thở và dao động; như thế từ 1 - 3 hơi thở.

Động tác bắc cầu: chuẩn bị: nằm ngửa, lấy điểm tựa ở xương chẩm, hai cùi chỏ và hai gót chân.Nhắc người lên làm cho cả thân mình cong, hổng giường từ đầu đến chân, đồng thời hít vô tối đa; giữ hơi, làm dao động qua lại tùy sức, từ 2 - 6 cái; thở ra triệt để. Làm như thế từ 1 - 3 hơi thở.

Các động tác ưỡn cổ, ưỡn mông, bắc cầu chủ yếu tập côt sống chống lực hút trái đất làm lưng gù vẹo.Tập các cơ phía sau lưng, tập cột sống trong vùng ngoan cố không cho cứng, dao động qua lại để tăng công hiệu động tác, làm cho khí huyết lưu thông, làm cho ấm vùng cổ gáy, vùng lưng trên, thắt lưng làm mồ hôi ra, chống thấp khớp, trị cảm cúm, trị đau lưng, đau thần kinh tọa.Làm cho khí huyết lưu thông lên xuống dài theo cột sống, tác động đến giao cảm thần kinh dài theo vùng cổ, lưng và chân. Làm cho các cơ phía sau thân càng mạnh thêm, chống khòm lưng và già nua.

Chống sa nội tạng:

Động tác ngựa trời: chuẩn bị: nằm sấp, hai tay co lại, chống lên giường và ôm đầu, hai chân co lên sát mông. Hít vô tối đa, đồng thời hai tay ôm đầu, bật ra phía sau tối đa, gò cứng bụng đưa lên hổng giường, ễn lưng thật mạnh; giữ hơi dao động đầu cổ, vai; qua lại từ 2 - 6 cái; thở ra triệt để. Làm như vậy từ 1 - 3 hơi thở

Động tác chổng mông thở: chuẩn bị: chổng mông và dựa trên điểm tựa gồm 2 đầu gối, 2 cùi chỏ, 2 cánh tay và cái trán có thể thư giãn hoàn toàn cũng không ngã được, thậm chí ngủ đi nữa cũng không ngã.Hít vô tối đa có trở ngại; giữ hơi, trong lúc đó dao động qua lại từ 2 - 6 cái; thở ra triệt để có ép bụng. Làm 5 - 10 hơi thở.

Sự tàn phá cơ thể của trọng lực và tập luyện cải thiện sức khỏeĐộng tác chổng mông thở

2 động tác ngựa trời và chổng mông thở: Đây là tư thế thở được nhiều hơi nhất nên tập càng nhiều càng tốt. động tác này giúp trị các bệnh sa tạng phủ, thoát vị, sa tử cung, bệnh trĩ, làm cho hơi trong ruột thoát ra dễ dàng, làm cho máu dồn lên đầu cải thiện tuần hoàn não và tuần hoàn toàn thân.

Động tác dồn máu lên đầu, cải thiện tuần hoàn não:

Động tác cái cày: chuẩn bị: đầu không kê gối, hai tay xuôi, chân duỗi ngay. Cất chân lên phía đầu càng thấp, có thể đụn giường càng tốt, đồng thời hít vô tối đa; giữ hơi, hai tay co lại vịn hai mào chậu để kềm cho vững rồi dao động hai chân qua lại, từ 2 - 6 cái tùy sức; thở ra có ép bụng. Làm như thế từ 1 - 3 hơi thở.

Sự tàn phá cơ thể của trọng lực và tập luyện cải thiện sức khỏeĐộng tác cái cày

Động tác trồng chuối: chuẩn bị giống như động tác cái cày. chân đưa thẳng lên trời, tay co lại chống vào mông để làm chỗ tựa cho vững, thở tối đa và triệt để có trở ngại từ 1-3 hơi thở. Dao động trong động tác này có thể làm trong thời 2 bằng cách đánh chân trước sau thay phiên hoặc dang ra khép lại

Sự tàn phá cơ thể của trọng lực và tập luyện cải thiện sức khỏeĐộng tác trồng chuối

Hai động tác “cái cày” và “trông chuối” khác nhau ở mức độ nên tùy theo sức chịu đựng của cơ thể mà quyết định nên làm động tác nào, hoặc không nên làm, giúp giải quyết cải thiện tuần hoàn não, thay đổi máu lên đầu, điều hòa tuyến nội tiết, tăng cường tuần hoàn ở cổ và đầu, làm bớt xung máu trong bệnh trĩ, giảm phù chân trong sung huyết chân, có ảnh hưởng tốt đến toàn bộ tuần hoàn cơ thể,  nhưng phải Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tập không tập bệnh nhân cao huyết áp, bệnh lý tim mạch, không để xảy ra tai biến mạch máu não.Lưu ý: các động tác trên có đặc điểm là dồn máu về vùng đầu mặt, hai động tác trồng chuối và cái cày là nặng và khó nhất, cần thận trọng với người có huyết áp cao, người có các vấn đề về cột sống không nên tập hai động tác này. Cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi tập các động tác dưỡng sinh, không nên tự ý tập.

Trọng lực có 2 mặt tích cực và tiêu cực, ngoài mặt tích cực trong cuộc sống là thăng bằng, giúp định hướng các hoạt động trong cuộc sống,…phải làm sao nhìn rõ để hạn chế mặt tiêu cực là sự tàn phá vô hình đối với cơ thể theo thời gian để không bị nỗi sợ hải làm chúng ta lo lắng mà chủ động đón nhận với tâm thế sẳng sàng và từng bước cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống mà tạo hóa đã mang lại.


BS.CKII.HUỲNH TẤN VŨ
Ý kiến của bạn