Trong tạp chí Nature, nhà khoa học Shokrollah Elahi của trung tâm y tế thuộc viện nhi ở Cincinnati cho biết: Sự nhạy cảm của trẻ sơ sinh đối với sự nhiễm khuẩn không liên quan tới sức đề kháng còn non nớt của chúng mà do tác dụng phụ của sự tích cực đè nén hệ miễn dịch.
Nhà khoa học này đã nghiên cứu những con chuột được tiêm mầm bệnh Listeria monocytogenes. Trong khi các con trưởng thành có thể nhẹ nhàng thoát khỏi sự nhiễm khuẩn thì một nữa số chuột 6 ngày tuổi chết do không đủ phản ứng miễn dịch. Để bảo vệ những con chuột mới sinh khỏi vi khuẩn chết chóc các nhà khoa học đã tiêm cho chúng các tế bào có khả năng miễn dịch của đồng loại đã trưởng thành - tuy nhiên không thành công. Bởi họ đã phát hiện ra trong cơ quan còn non nớt có những tế bào ức chế, tạm gọi là hồng cầu CD71, vô hiệu hóa các tế bào đề kháng xung quanh.
Các tế bào CD71 này sản sinh ra Arginase, một enzim phân hủy arginin, một cấu thành của protein, cần thiết cho khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch. Khả năng này giảm theo tuổi tác: ở chuột cũng như người trưởng thành hầu như không còn sự hoạt động tích cực của các tế bào CD71 này.
Việc trẻ sơ sinh có những tế bào ức chế này, theo các nhà khoa học, có sự liên quan tới vi khuẩn đường ruột được sản sinh sau đẻ. Bởi nếu không có sự đàn áp hoạt động của hệ miễn dịch thì đường ruột có thể bị ảnh hưởng bởi các vi khuẩn hữu ích.
Nguyễn Linh