Sự kiện thiên văn 100.000 năm có một sắp xảy ra

20-03-2015 15:19 | Quốc tế
google news

Sự kiện hy hữu của thiên văn học thế giới khi siêu mặt trăng và nhật thực toàn phần cùng xuất hiện vào chiều nay (20/3).

Một tuần sau thứ Sáu ngày 13, một sự kiện cực kỳ hy hữu của nền thiên văn học thế giới sẽ diễn ra khi siêu Mặt trăng và Nhật thực toàn phần cùng xảy ra vào khoảng 15h30 chiều (theo giờ Việt Nam).

Nhật thực toàn phần là hiện tượng xảy ra khi Mặt trăng đi qua và nằm giữa Trái đất, Mặt trời trên một đường thẳng. Thông thường, Nhật thực toàn phần chỉ diễn ra trong vài phút và cái bóng của Mặt trăng chiếu lên Trái đất là tương đối nhỏ và chỉ phủ kín một phần nhỏ trên bề mặt Trái đất.
 

Sự kiện thiên văn 100.000 năm có một sắp xảy ra
Nhật thực toàn phần sẽ diễn ra vào chiều nay (20/3) 

Tuy nhiên, lần này, chúng ta sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng một màn trình diễn đặc biệt hơn của thiên nhiên khi Nhật thực toàn phần sẽ diễn ra lâu hơn cũng như bóng che phủ một bề mặt rộng lớn hơn trên Trái đất so thông thường, Mặt trăng cũng trở nên to lớn và sáng rõ. 
 

Sự kiện thiên văn 100.000 năm có một sắp xảy ra
Nhật thực toàn phần lần này sẽ lâu hơn thông thường 

Nguyên do của sự việc này là Nhật thực toàn phần năm nay sẽ xuất hiện cùng với Siêu Mặt trăng - do vào thời điểm tháng Ba, khoảng cách từ Mặt trăng tới Trái đất là ngắn nhất. Và vì vậy, khi quan sát từ Trái đất, Mặt trăng trở nên to lớn hơn gấp 10 - 20 lần cũng như sáng hơn khoảng 30% bình thường. 

Thêm vào đó, đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi chuyển sang thế kỷ 21, hiện tượng Nhật thực toàn phần diễn ra vào mùa xuân. Và trong vòng gần 100 năm tiếp theo, điều này chỉ xảy ra thêm 2 lần nữa vào năm 2053 và 2072. 

Đáng tiếc là hiện tượng hy hữu này rất khó để có thể quan sát được tại các nước châu Á và châu Mỹ. Do cái bóng bao phủ của Mặt trăng trên Trái đất là tương đối nhỏ nên lần này chỉ có châu Âu là châu lục may mắn có thể chiêm ngưỡng toàn bộ. 

 

 


Ý kiến của bạn