Hà Nội

“Sự hy sinh thầm lặng” nâng cao nhận thức về nỗ lực không ngừng của bác sĩ Việt Nam

04-03-2013 23:13 | Quốc tế
google news

Sau khi tham dự Đêm giao lưu nghệ thuật tôn vinh thầy thuốc Việt Nam và Lễ trao giải cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ II tại Nhà hát Lớn Hà Nội, ông David Mahan - Tuỳ viên Y tế Đại sứ quán Hoa Kỳ đã có cuộc trao đổi với PV báo Sức khỏe&Đời sống.

Sau khi tham dự Đêm giao lưu nghệ thuật tôn vinh thầy thuốc Việt Nam và Lễ trao giải cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ II tại Nhà hát Lớn Hà Nội, ông David Mahan - Tuỳ viên Y tế Đại sứ quán Hoa Kỳ đã có cuộc trao đổi với PV báo Sức khỏe&Đời sống.

PV: Xin ông cho biết đánh giá của mình về chương trình “Sự hy sinh thầm lặng”? Cảm xúc của ông ra sao khi được tận mắt nghe những tâm sự của những bác sĩ Việt Nam vượt qua bao khó khăn nguy hiểm để hết lòng phục vụ người bệnh?

Ông David Mahan: Tôi rất vinh hạnh được thay mặt cho Đại sứ quán Hoa Kỳ tham dự Chương trình “Sự hy sinh thầm lặng”. Các tiết mục của chương trình rất đẹp, đặc sắc. Đặc biệt, chương trình đã làm nổi bật cũng như nâng cao nhận thức về nỗ lực không ngừng trong lĩnh vực y tế của các bác sĩ Việt Nam.

“Sự hy sinh thầm lặng” nâng cao nhận thức về nỗ lực không ngừng của bác sĩ Việt Nam 1
 Tùy viên y tế Đại sứ quán Hoa Kỳ, ông David Mahan dự Đêm giao lưu nghệ thuật tôn vinh thầy thuốc Việt Nam “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ II.Ảnh: Tuấn Anh

PV: Theo ông, chương trình có đem lại một cái nhìn khác cho ngài nói riêng và xã hội nói chung đối với ngành y?

Ngài David Mahan: Thật tuyệt vời khi được chứng kiến các chương trình ghi nhận sự tận tâm, tâm huyết với nghề cũng như những đóng góp của bác sĩ trong việc thúc đẩy nghiên cứu, sáng tạo, góp phần  củng cố hệ thống y tế của Việt Nam.

PV: Mỹ có những ưu tiên gì cho hợp tác y tế với Việt Nam trong thời gian tới? Theo ông, phía Việt Nam cũng như Mỹ cần khắc phục điều gì và nên có những hoạt động, việc làm gì cụ thể để hợp tác y tế đạt kết quả tối ưu?

Ông David Mahan: Kể từ khi thiết lập quan hệ, khoảng 75% tổng số trợ giúp phát triển của Chính phủ Hoa Kỳ dành cho Việt Nam được đầu tư vào trợ giúp y tế, bao gồm cả lĩnh vực HIV/AIDS, cúm và khuyết tật. Mục tiêu tổng thể của chúng tôi là giúp Việt Nam tăng cường hệ thống y tế để đối phó với các mối đe dọa y tế như các bệnh truyền nhiễm đang nổi lên thông qua các giám sát tốt hơn, nghiên cứu y tế công, các phân tích và chất lượng cải thiện của các chương trình y tế công.

PV: Xin chúc ông mạnh khỏe và chân thành cảm ơn!
Thạch Thảo (thực hiện)

Hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong lĩnh vực y tế rất hiệu quả. Chính phủ Hoa Kỳ đầu tư trợ giúp y tế Việt  Nam, trong đó có lĩnh vực HIV/AIDS, cúm và khuyết tật. Mục đích chung là nhằm củng cố hệ thống y tế và tạo ra các giải pháp mới thông qua nghiên cứu và đổi mới. Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong công cuộc chiến đấu với HIV/AIDS và Hoa Kỳ thông qua PEPFAR tự hào đã có những đóng góp, hỗ trợ vào các thành tựu đó. Ví dụ, điều trị kháng virut kéo dài cuộc sống là một can thiệp hết sức quan trọng tại Việt Nam, duy trì cuộc sống cho những người sống chung với HIV và cho phép họ tránh được việc lan truyền virut cho người khác. Ước tính chương trình điều trị đã đạt độ bao phủ ở mức 73%, trong đó Hoa Kỳ đã hỗ trợ điều trị cho gần 70.000 người gồm nam giới, phụ nữ và trẻ em. PEPFAR đã trực tiếp hỗ trợ trên 93.000 người Việt Nam với các chương trình chăm sóc và hỗ trợ, trong đó có trên 10.500 trẻ em mồ côi và dễ bị tổn thương. Kể từ 2004, Chương trình Cứu trợ khẩn cấp HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) đã cung cấp hơn 500 triệu USD nhằm hỗ trợ các chương trình HIV/AIDS tại Việt Nam. 70% các nguồn viện trợ tài chính cho chương trình HIV tại Việt Nam do Chính phủ Hoa Kỳ cấp. Hoa Kỳ đã và đang hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để nâng cao năng lực quốc gia nhằm lãnh đạo và thực hiện một cách hiệu quả các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton đã sử dụng thuật ngữ “sở hữu quốc gia” để miêu tả mục tiêu cần hướng tới là khi các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của quốc gia được lãnh đạo, thực hiện và sau cùng là chi trả bởi chính Chính phủ, cộng đồng, xã hội dân sự và khu vực tư nhân của quốc gia đó. Ðể đạt đến đích đó, lãnh đạo mỗi nước cần đặt ra các ưu tiên và xây dựng các bản kế hoạch quốc gia để đạt được các ưu tiên đã đề ra một cách hòa hợp với người dân. Hoa Kỳ cam kết hợp tác đối tác với Việt Nam trong quá trình hướng tới mục tiêu này. Hợp tác trong lĩnh vực y tế đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một nền kinh tế bền vững và lực luợng lao động Việt Nam khỏe mạnh, năng suất. 

(Nguồn Ðại sứ quán Hoa Kỳ)


Ý kiến của bạn