Trên thế giới, hiện nay bệnh tăng huyết áp mạn tính ảnh hưởng đến khoảng một tỷ người. Nghiên cứu mới tại Trường Y Đại học Virginia (Mỹ) được tiến hành nhằm tìm hiểu nguyên nhân tại sao các dạng nghiêm trọng của tình trạng này thường đi kèm với sự dày lên của các động mạch và mạch máu nhỏ trong thận, dẫn đến tổn thương các cơ quan.
Sử dụng thuốc trị tăng huyết áp trong thời gian dài có thể gây tổn thương thận?
Thuốc trị tăng huyết áp gây tổn thương thận như thế nào?
Theo các nhà nghiên cứu, các tế bào sản xuất renin, một loại hormone quan trọng giúp cơ thể điều hòa huyết áp, là nguyên nhân gây ra tổn thương này. Những thay đổi có hại trong tế bào renin có thể khiến tế bào xâm nhập vào thành mạch máu của thận.
Sau đó, các tế bào renin kích hoạt sự tích tụ của một loại tế bào khác - tế bào cơ trơn, khiến các mạch dày lên và cứng lại. Hậu quả là: Máu không thể chảy qua thận như bình thường.
Kết quả cho thấy, việc sử dụng lâu dài các loại thuốc ức chế angiotensin (ACE), cũng có liên quan đến các mạch thận bị cứng lại. Những loại thuốc này được sử dụng rộng rãi trong điều trị tăng huyết áp, suy tim sung huyết, các cơn đau tim, ngăn ngừa các biến cố lớn về tim.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, các thuốc điều trị tim mạch này có thể cứu sống bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân vẫn nên tiếp tục dùng thuốc. Tuy nhiên, cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn về tác dụng lâu dài của thuốc.
Điều quan trọng là phải tiến hành các nghiên cứu tiền cứu, ngẫu nhiên để xác định mức độ tổn thương chức năng và mô ở những bệnh nhân đang dùng thuốc kiểm soát huyết áp. Sau đó, cần tìm ra cách ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào có thể khiến thận bị tổn thương.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Tăng sức khỏe cho F0 tại nhà