Sử dụng kháng sinh phổ rộng có thể làm trầm trọng thêm bệnh ung thư

08-10-2022 09:33 | Thông tin dược học

SKĐS - Theo nghiên cứu mới từ Đại học Emory (Mỹ), việc sử dụng kháng sinh phổ rộng có thể khiến bệnh ung thư trở nên trầm trọng hơn bằng cách làm hỏng hệ vi sinh vật đường ruột.

Nghiên cứu cho thấy, sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng ở những con chuột bị ung thư hắc tố ác tính (một dạng ung thư da) có thể đẩy nhanh sự phát triển di căn xương. Kết quả này có thể là do thuốc làm suy giảm hệ vi khuẩn đường ruột ở chuột và làm suy yếu phản ứng miễn dịch của chúng.  

1. Hệ vi sinh vật đường ruột cần thiết cho sức khỏe

Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ vi sinh vật đường ruột đối với sức khỏe tổng thể và gợi ý các bác sĩ lâm sàng nên xem xét các tác động tiêu hoá của thuốc kháng sinh phổ rộng một cách cẩn thận hơn khi điều trị cho người bệnh ung thư

Sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng có thể khiến bệnh ung thư trầm trọng hơn - Ảnh 1.

Sử dụng kháng sinh phổ rộng có thể làm suy giảm hệ vi sinh vật đường ruột.

Tác giả của nghiên cứu, TS. Pal cho biết: Bất kỳ bệnh hoặc liệu pháp nào gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe. Hệ vi sinh vật đường ruột hạn chế sự tiến triển của tổn thương hắc tố ở chuột bằng cách thúc đẩy sự mở rộng của các tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) trong ruột và tế bào T trợ giúp (Th1) và tăng cường sự di chuyển của chúng đến vị trí khối u. Các tế bào NK được xem là hệ thống phòng thủ bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi các khối u và nhiễm trùng khác. Sử dụng kháng sinh phổ rộng đã làm cạn kiệt hệ vi sinh vật đường ruột và giảm tế bào NK ruột và tế bào Th1. Điều này khiến khối u phát triển nhanh hơn.

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, việc sử dụng kháng sinh phổ rộng có thể làm suy giảm hệ vi sinh vật đường ruột của chuột, ảnh hưởng đến các tế bào miễn dịch đường ruột và phá vỡ phản ứng miễn dịch của chúng. Điều này có thể dẫn đến di căn xương, một biến chứng của khối u ác tính. 

Sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng có thể khiến bệnh ung thư trầm trọng hơn - Ảnh 2.

Thuốc kháng sinh phổ rộng có tác dụng lâm sàng tiêu cực đối với u ác tính.

Các nhà nghiên cứu đã tiêm kháng sinh phổ rộng và tế bào hắc tố B16-F10 vào xương và tim của những con chuột. Việc tiêm kháng sinh đã làm tăng tốc độ phát triển di căn xương ở những con chuột đó. Ngược lại không có sự phát triển di căn nào được ghi nhận trong nhóm chuột đối chứng không được dùng kháng sinh.  

Phân tích tế bào dòng chảy của các tế bào tủy xương trong các tổn thương khối u cho thấy rằng, sự suy giảm hệ vi sinh vật đường ruột đã ngăn cản sự mở rộng của tế bào NK và Th1 trong ruột do khối u ác tính gây ra.  

2. Thuốc kháng sinh phổ rộng ảnh hưởng tiêu cực đến các bệnh khác  

Là một phần của phản ứng miễn dịch của cơ thể, các tế bào NK và Th1 rời khỏi ruột. Quá trình này được trung gian bởi các thụ thể S1PR5 và S1PR5. Thuốc kháng sinh phổ rộng gây ra sự phong tỏa dược lý của các tế bào, ngăn chặn sự mở rộng của các tế bào NK và Th1 trong tủy xương, dẫn đến đẩy nhanh sự phát triển di căn xương. 

Những phát hiện này chỉ ra rằng, sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột do kháng sinh phổ rộng gây ra có thể có tác dụng lâm sàng tiêu cực đối với u ác tính và các bệnh khác.  

Ví dụ, bệnh viêm ruột, hoặc các tình trạng đường ruột khác tạo ra viêm, có thể dẫn đến gia tăng các tế bào Th17, TNF sản xuất số lượng tế bào trong ruột, điều này cuối cùng có tác động tiêu cực đến sức khỏe xương. 

Tiến sĩ Pal lưu ý: "Chúng ta nên hết sức cẩn thận với hệ vi sinh vật đường ruột của mình và những hậu quả bất lợi không lường trước được của các phác đồ kháng sinh", đặc biệt là khi lạm dụng thuốc. 

Mời xem thêm video đang được quan tâm:

Món ăn, thực phẩm tốt cho người bệnh dạ dày

Duy Đăng
( Theo Healtheuropa)
Ý kiến của bạn