Đó là kết luận rút ra từ nghiên cứu của ĐH Pennsylvania, Mỹ (MOP) sau khi hoàn thành nghiên cứu dài kỳ ở 200.000 bệnh nhận đái tháo đường (ĐTĐ) và 800.000 người không mắc bệnh ĐTĐ ở Anh. Thuốc kháng sinh trong nghiên cứu gồm 4 loại thông dụng là penicillin, cephalosporin, quinolone và macrolide. Càng dùng nhiều kháng sinh thì rủi ro mắc bệnh ĐTĐ càng tăng. Ví dụ, nhóm dùng 2 - 5 liều penicillin thì rủi ro mắc bệnh ĐTĐ cao hơn 8% so với người dùng 1 liều penicillin. Những ai dùng trên 5 liều thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ tăng 23% so với nhóm chỉ dùng 1 hoặc không dùng kháng sinh bao giờ. Riêng những người dùng quinolone từ 2 - 5 liều thì tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng 15% và tăng lên 37% nếu dùng trên 5 liều so với những người không dùng quinolone. Đặc biệt những người không bao giờ dùng kháng sinh thì rủi ro mắc bệnh ĐTĐ ở mức thấp nhất.
Mặc dù rủi ro tăng bệnh ĐTĐ là có thật nhưng các nhà khoa học cũng không biết chính xác bao nhiêu lần dùng kháng sinh có thể tăng bệnh ĐTĐ. Điều chắc chắn, thuốc kháng sinh làm mất cân bằng loại vi khuẩn thân thiện và đây chính là lý do rất tiềm ẩn làm tăng bệnh ĐTĐ, nhất là nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao.
Duy Hùng (Theo LCS, 3/2015)