Sử dụng cần sa thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

13-03-2023 15:43 | Thông tin dược học

SKĐS - Việc sử dụng cần sa thường xuyên có thể là một yếu tố rủi ro đối với bệnh động mạch vành, một nghiên cứu mới của Đại học Stanford (Hoa Kỳ) cho thấy.

Cần sa có thể ảnh hưởng đến não bộ vĩnh viễnCần sa có thể ảnh hưởng đến não bộ vĩnh viễn

SKĐS - Việc sử dụng cần sa ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng não - cụ thể là các bộ phận của não chịu trách nhiệm ghi nhớ, học tập, chú ý, ra quyết định, phối hợp, cảm xúc và thời gian phản ứng.

Số người dùng cần sa đang ngày càng gia tăng. Các chuyên gia cho hay, hiện nay, giới trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 40 khá thoải mái và quen với việc sử dụng cần sa. 

Tuy nhiên, mới đây, nghiên cứu tại Đại học Stanford (Hoa Kỳ) đã phát hiện ra rằng, việc sử dụng cần sa thường xuyên có thể là một yếu tố rủi ro đối với bệnh động mạch vành.

Sử dụng cần sa thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim - Ảnh 2.

Sử dụng cần sa thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Các nhà nghiên cứu đã điều tra thông tin sức khỏe và thói quen sử dụng cần sa của 175.000 người tại Hoa Kỳ trong nhiều năm. Kết quả cho thấy, những người sử dụng cần sa hàng ngày có khả năng mắc bệnh động mạch vành cao hơn khoảng 34% so với những người chưa bao giờ sử dụng.

Nguyên nhân sử dụng cần sa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch là do cannabinoids, một loại hóa chất được tìm thấy trong cần sa, có thể làm tăng nhịp tim và ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm.

Theo các nhà khoa học, khi tăng nhịp tim, điều đó cũng có nghĩa là cơ thể đang tăng nhu cầu oxy của cơ tim và tim sẽ cần nhiều oxy hơn để bơm máu hiệu quả hơn. Do đó, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn và khiến người bệnh mắc chứng nhịp tim nhanh, loạn nhịp timđau thắt ngực... 

Ngoài ra, việc sử dụng cần sa còn kích hoạt một số protein có thể dẫn đến chết tế bào, giảm chức năng bơm máu của tim, kích hoạt hệ thống phản ứng viêm toàn thân và gây ra rối loạn chức năng mạch máu.

Xem thêm video đang được quan tâm:

4 sai lầm 'kinh điển' khi ăn trái cây nhiều người mắc phải.


Ngọc Nguyễn
(Theo health)
Ý kiến của bạn