Mặc dù nghiên cứu này không thể chứng minh mối quan hệ nhân quả, song các nhà nghiên cứu cho biết họ đã cố gắng tính đến các yếu tố nguy cơ khác gây bệnh tim.
Người dẫn đầu nghiên cứu tiến sĩ Aditi Kalla, bác sĩ chuyên khoa tim tại Trung tâm y khoa Einstein ở Philadelphia nói: “Ngay cả khi chúng tôi hiệu chỉnh các yếu tố nguy cơ đã được biết, chúng tôi vẫn thấy tỉ lệ đột quỵ và suy tim cao hơn ở những bệnh nhân này”.
Trong nghiên cứu này, nhóm của Kalla đã xem xét 22 triệu hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân tuổi từ 18 đến 55. 1,5% trong số những bệnh nhân này cho biết có sử dụng cần sa.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, sử dụng cần sa có liên quan với tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim, bệnh động mạch vành và đột tử do tim. Ngoài ra, sử dụng cần sa cũng liên quan với các yếu tố nguy cơ thường gặp gây bệnh tim như béo phì, tăng huyết áp, hút thuốc lá và uống rượu. Sau khi hiệu chỉnh các yếu tố nguy cơ này, nhóm nghiên cứu kết luận, sử dụng cần sa có tương quan độc lập với tăng 26% nguy cơ đột quỵ và 10% nguy cơ suy tim. Tuy nhiên, các tác giả cho biết, cần nghiên cứu thêm để làm rõ mối liên quan này.
Kết quả nghiên cứu được trình bày tại hội nghị của Trường Tim mạch Hoa Kỳ.