Sự cấp thiết phát triển nguồn nhân lực Phục hồi chức năng Việt Nam

01-12-2020 06:40 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe toàn diện, ngành Phục hồi chức năng hiện nay còn tồn tại những khó khăn thách thức về nguồn nhân lực. Đào tạo là một trong những giải pháp hàng đầu nhằm phát triển ngành PHCN Việt Nam.

Phục hồi chức năng là một trong 4 trụ cột của chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện

Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Chính vì thế, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là một trong những nội dung quan trọng nhất trong kế hoạch phát triển của mỗi quốc gia. Muốn đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện, mỗi một quốc gia cần chú trọng cả 4 lĩnh vực mà Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra, bao gồm Nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, điều trị bệnh và phục hồi chức năng. Ở Việt Nam, trước đây, do điều kiện kinh tế khó khăn, chúng ta mới chỉ quan tâm nhiều đến vấn đề điều trị bệnh. Ngày nay, khi đời sống người dân được cải thiện, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ được quan tâm nhiều và toàn diện hơn, trên cả bốn lĩnh vực của chăm sóc sức khỏe toàn diện, đặc biệt là ngành Phục hồi chức năng. Ngành PHCN chức năng tuy ra đời sau nhưng những năm gần đây đã có sự phát triển vượt bậc, ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân nhân.

Mạng lưới Phục hồi chức năng đang phát triển nhưng còn tồn tại khó khăn thách thức về nhân lực

Hiện nay, mạng lưới các cơ sở PHCN được hình thành và phát triển trên toàn quốc với 63 bệnh viện/trung tâm. Trong đó, tuyến Trung ương có một Bệnh viện và một Trung tâm PHCN (BV Bạch Mai); 100% bệnh viện tuyến trung ương có khoa PHCN, 38 bệnh viện PHCN thuộc Sở Y tế; 27 cơ sở PHCN trực thuộc các bộ, ngành khác … Những năm qua, nhiều ứng dụng chuyên sâu trong lĩnh vực phục hồi chức năng đã được triển khai ứng dụng như ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ trợ giúp… Điều này góp phần làm giảm tỷ lệ khuyết tật, nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người khuyết tật xóa bỏ mặc cảm, sớm hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, công tác phục hồi chức năng ở Việt Nam còn gặp khó khăn thách thức. Nguồn lực hạn chế, đội ngũ cán bộ phục hồi chức năng còn mỏng, nhất là tuyến cơ sở, các chính sách còn chưa đồng bộ... Chính vì vậy, các dịch vụ phục hồi chức năng hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phục hồi chức năng ngày càng cao của người bệnh, người khuyết tật và người dân.

Bệnh nhân được tập Phục hồi chức năng giúp nhanh chóng trở lại cuộc sống hàng ngày sau khi điều trị bệnh. Nguồn ảnh: benhvien108.vn

Giải pháp phát triển nhân lực Phục hồi chức năng trong giai đoạn hiện nay

Nắm bắt được nhu cầu thực tiễn và cấp bách phát triển ngành PHCN, Bộ Y tế đã ký Quyết định số 4039/QĐ về Kế hoạch Quốc gia về phát triển phục hồi chức năng Việt Nam. Kế hoạch này bao gồm nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực ngành PHCN với mục tiêu: 100% các trường đại học chuyên ngành Y, 50% các trường cao đẳng, trung cấp y tế công lập có đào tạo về PHCN và có khoa hoặc bộ môn PHCN; 100% các khoa hoặc bộ môn PHCN có nội dung đào tạo các chức danh chuyên môn: Bác sỹ chuyên khoa PHCN, cử nhân vật lý trị liệu, ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu, hoạt động trị liệu... Chính vì thế, trong các năm gần đây, các trường đại học Y trên cả nước hầu hết đều đào tạo về Bác sĩ định hướng PHCN.

Cơ sở thực tập với trang thiết bị hiện đại tiên tiến đáp ứng nhu cầu đào tạo bài bản kỹ thuật PHCN tại Trường đại học Y tế công cộng

Bên cạnh đó, đối với cử nhân Kỹ thuật PHCN, hiện tại, cả nước đã có 7 trường Đại học đào tạo ngành học này: ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương, ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam, ĐH Phenikaa, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Kỹ thuật Y tế Đà Nẵng, ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh và ĐH Y tế công cộng. Trong đó, trường Đại Học Y tế công cộng là trường công lập duy nhất hiện nay trên địa bàn thủ đô Hà Nội đào tạo cử nhân kỹ thuật PHCN, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hội nhập quốc tế vì sự phát triển của ngành PHCN Việt Nam.

Mọi thông tin chi tiết đào tạo cử nhân Kỹ thuật phục hồi chức năng vui vui lòng liên hệ:

Phòng Quản lý Đào tạo đại học

Địa chỉ: 1A đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 024.62662299 - 024 6266 2342

Website: https://huph.edu.vn/

Fanpage:https://www.facebook.com/truongdaihocytecongconghuph 


Lê Nguyễn
Ý kiến của bạn